RSI là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng hiệu quả trong đầu tư Forex

Các chỉ số, chỉ báo trong đầu tư Forex là những phương tiện và công cụ hàng đầu cho nhà đầu tư. Vốn dĩ lựa chọn đầu tư giao dịch một thị trường nhiều biến động như Forex là không hề dễ dàng. Nên khi trader sử dụng các chỉ báo sẽ giúp tăng cơ hội thành công khi “mua bán tiền tệ”. Trong đó không thể không kể tới chỉ số RSI, một loại chỉ báo quan trọng và cực kì quen thuộc với bất cứ quá trình, chiến lược đầu tư Forex nào. Là một loại chỉ báo có kết cấu vô cùng đơn giản, do giá thị trường định hình. Nhưng những gì RSI hỗ trợ tới các nhà giao dịch là vô cùng có giá trị.

Tuy là một công cụ mà trader nào cũng từng nghe tới, biết tới. Nhưng vẫn còn rất nhiều nhà giao dịch còn chưa thật sự hiểu được trọn vẹn RSI là gì và những ý nghĩa cũng như cách áp dụng chỉ báo RSI trong Forex như thế nào cho hiệu quả. Vậy thì hãy theo dõi bài viết hôm nay của Nhà Môi Giới nhé!

Tìm hiểu RSI là gì?

RSI là viết tắt của Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối. RSI là một chỉ báo được sử dụng rất phổ biến trong thị trường ngoại hối cũng là loại chỉ báo động lượng được nhiều chuyên gia, các nhà phân tích hay nhà đầu tư sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Nên cũng có thể nói rằng RSI là một loại chỉ báo kỹ thuật. Chỉ số này sẽ đo lường cường độ và tốc độ của những sự di chuyển về giá trong một khoản thời gian. Mục tiêu là để đánh vào các điều kiện quá mua và quá bán của các cặp tiền tệ. J. Welles Wilder Jr. là cha để của loại chỉ số này, được giới thiệu trong sách của ông vào cuối những năm 1970s.

Chỉ số này thường sẽ được biểu diễn dưới dạng một bộ dao động từ giá trị 0 cho tới 100. Cụ thể nếu RSI có giá trị trên 70 thì nghĩa là sản phẩm hiện đang ở mức quá mua. Hoặc đây cũng có thể là biểu hiện của việc được định giá quá cao so với giá trị thực. Sau đó có khả năng lớn là sẽ có sự giảm giá. Còn ngược lại khi giá trị thấp hơn 70 thì sản phẩm đang ở mức quá bán hay giá trị hiện tại quá thấp so với giá trị thực.

RSI là chỉ số sức mạnh tương đối
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối

Ý nghĩa của RSI là gì?

Là một chỉ số quan trọng hàng đầu, RSI có khá nhiều ý nghĩa quan trọng:

  • Giúp trị thường xác định được các dấu hiệu tăng hoặc giảm. Cụ thể là xu hướng thị trường là tăng nếu  RSI có giá trị trên 50. Còn ngược lại xu hướng thị trường sẽ là xu hướng giảm nếu là dưới 50. Điều này có nghĩa là trader có thể dự báo được xu hướng thị trường nhớ vào RSI. Từ đó có thể điều chỉnh được các chiến lược đầu tư, phong cách vào lệnh phù hợp hơn với xu hướng. Điều chỉnh các ngưỡng quá mua và quá bán đúng với xu hướng đó
  • RSI có giá trị trong việc tìm kiếm sản phẩm đầu tư tiềm năng. Có thể kể tới ví dụ tiêu biểu là William O’Neil với phương pháp đầu tư CANSLIM nổi tiếng. Ông đã sử dụng RSI phân kỳ để tìm ra những cổ phiếu hàng đầu( các cổ phiếu đáp ứng chữ “L” trong CANSLIM).

Tuy nhiên, chỉ báo RSI không có quá nhiều giá trị trong tìm ra sản phẩm đầu tư mạnh hơn. Trader nên sử dụng kết hợp với nhiều chỉ số, chỉ báo khác để có thể lựa chọn dược các sản phẩm, cụ thể là các cặp tiền Forex mạnh và phù hợp hơn cho chiến lược của mình.

Xem thêm: Stop Out là gì?

Cách tính giá trị chỉ báo RSI

Wilder là người đã tạo ra công thức tính chỉ số sức mạnh tương đối RSI. Công thức này sẽ tính giá trị RSI, tìm ra sự biến động của  giá khi so sánh với mức cố định của 2 đường biên trên và đường biên dưới.  Trader cần phải quan tâm tới chu kỳ 14 như 14 ngày, 14 tuần,…  nếu muốn tính chỉ số này. Hiện nay, với những thay đổi trong cơ chế hoạt động của thị trường ngoại hối nói riêng, thị trường tài chính nói chung thì các trader đã có xu hướng sử dụng tới 2 chu kỳ cùng lúc là 5 và 7, 9 và 14 hoặc 21 và 28…

Các chỉ báo sẽ càng nhạy cảm nếu chu kì sử dụng càng ngắn. RSI sẽ chỉ thật sự hữu dụng khi mà bản thân chạm hoặc vượt quá đường biên trên và đường biên dưới. Nếu thời gian(chu kỳ) bị rút ngắn thì sự va chạm này sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Các biến động lúc này sẽ có thể lớn hơn so với chu kỳ dài, các thông tin thu được có thể sẽ không được thuần như chu kỳ dài. Vậy nên chúng tôi thấy rằng chu kỳ 14 vẫn là phù hợp nhất khi sử dụng để tính giá trị. Tùy nhiên trader cứ thử nghiệm với nhiều chu kì rồi chọn lấy phương án phù hợp nhất với chiến lược của mình.

Vậy công thức tính RSI là gì?

công thức tính chỉ số RSI
Công thức tính chỉ số RSI

Chúng ta sẽ có công thức là:  RSI=100-[100/(1+RS)]

  • RS= tổng tăng/tổng giảm hoặc RS=trung bình tăng/trung bình giảm
  • RSI thường được tính dựa vào 14 ngày gần nhất và dùng giá đóng cửa để tính.
  • RS là sức mạnh tương đối
  • Công thức này chỉ áp dụng khi có đủ dữ liệu của một chu kì 14 ngày.

RS = AG/ AL

  • AG: viết tắt của Average Gain, trung bình tổng số kỳ tăng trong một quãng thời gian nhất định
  • AL: Viết tắt của Average Loss, trung bình tổng số kỳ giảm trong một quãng thời gian nhất định

Sử dụng RSI dựa trên phân kỳ như thế nào?

Một là trader có thể sử dụng giá trị RSI tại các mốc như 30 và 70. Nhằm đánh giá được tình trạng quá mua và quá bán của thị trường. Thì chỉ số RSI cũng có thể dùng như một loại chỉ báo xu hướng giá. Cụ thể là xu hướng đảo chiều, bằng cách kết hợp với các mô hình đảo chiều giá trong phân tích kỹ thuật như mô hình Bullish Harami, nến Hammer, mô hình nến Morning Star,…Kết hợp chỉ số cùng với mô hình sẽ giúp tín hiệu đảo chiều được chính xác và đáng tin cậy hơn. Cách tiếp cận này của RSI gọi là phân kỳ âm và phân kỳ dương.

RSI được sử dụng trong phânkỳ
RSI được sử dụng trong phânkỳ

Phân kỳ dương nghĩa là khi biến động của giá và RSI ngược chiều nhau. Chỉ số này sẽ tạo ra đáy cao, còn giá thị trường thì đi xuống tạo thành đáy thấp. Biểu hiện cho sự tăng đà mạnh lên bất chấp việc giá đnag đi xuống thấp hơn. Ngược lại, với phân kỳ âm thì lại là giá đang xu hướng tăng nhưng thị trường lại mất đà. Chỉ số này sẽ giảm và tạo thành đáy thấp, còn giá thị trường thì tăng lên theo một xu hướng và tạo nên các đỉnh cao.

Kết luận

Rõ ràng, với một chỉ báo quen thuộc như RSI lại cho chúng ta thấy được rất nhiều ý nghĩa. Đối với việc phân kỳ thị trường, dự báo xu hướng thị trường và hỗ trợ nhà giao dịch tìm kiếm những sản phẩm đầu tư tiềm năng hơn. Vậy thì “RSI là gì?”  là những câu hỏi mà chắc rằng nhà đầu tư đã tìm thấy câu trả lời trong bài viết này của chúng tôi. Tuy vậy, từ kiến thức tới thực hành là cả một quá trình không dễ dàng. Nhà đầu tư vẫn nên thử nghiệm từ phân kỳ RSI cho thật sự thành thạo. Trước khi quyết định đầu tư lớn theo những dấu hiệu mà chỉ số này cung cấp.

Tổng hợp: nhamoigioi.net