Nông sản là một trong những loại hàng hóa quan trọng nhất trong chuỗi nền kinh tế từ xưa tới nay. Trong đó đặc biệt là lúa mì, loại lương thực chủ yếu của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Vai trò của lúa mì không chỉ quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những sản phẩm giao dịch rất được quan tâm chú trọng đầu tư. Vốn dĩ đầu tư hàng hóa thuộc khối ngành nông sản thường ít được quan tâm hơn khối ngành kim loại quí hay năng lượng. Nhưng lúa mì lại là trường hợp đặc biệt hơn bởi nhu cầu sử dụng chúng trong đời sống là vô cùng lớn. Nhưng vẫn rất ít các trader hiểu được giá trị đầu tư của mặt hàng này. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu!
Mục lục
Lúa mì là gì?
Lúa mì hay còn gọi là tiểu mạch, lúa miến là một trong những loại lương thực có độ phổ biến trên khắp thế giới. Loại cây này có nguồn gốc từ khu vực Tây Nam Á. Là loại thực phẩm cực kì quan trọng của con người. Sản lượng của loại cây trồng này chỉ đứng sau ngô và lúa nước trong phạm vi sản lượng của các loại cây lương thực. Rất nhiều các quốc gia sử dụng nông sản này làm nguyên liệu chính cho các bữa ăm. Họ có thể sử dụng loại lương thực này làm bánh mì, mì sợi hay lên men và tạo ra bia rượu.
Vốn dĩ là một loại cỏ dại, nhưng qua nhiều quá trình gieo hạt, thuần dưỡng. Thì lúa mì đã trở thành loại lương thực chính của rất nhiều quốc gia. Kèm theo đó, loại lương thực này ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào thực phẩm và công nghiệp. Chính vì vậy, giá lúa mì cũng có nhiều sự biến động. Biến chúng trở thành hàng hóa đầu tư tiềm năng trên các sàn giao dịch hàng hóa. Nhưng để đánh giá chính xác mức độ tiềm năng của mặt hàng này. Thì chúng ta cần phải phân tích nhiều lí do chứ không chỉ ở tính ứng dụng hay nhu cầu của thị trường.
Đánh giá nguồn cung của lúa mì
Về nguồn cung của lúa mì, vì là loại “hàng hóa có sự sống”. Nên nguồn cung của mặt hàng này phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố tự nhiên. Từ đất, nước cho tới thời tiết hay thiên tai. Cho tới chất lượng giống, kĩ năng gieo trồng và chăm bón của người nông dân,… Tất cả đều ảnh hưởng tới sản lượng của lúa mì hay nói cách khác và nguồn cung lúa mì. Cũng có thêm đây là một mặt hàng nhạy cảm. Bởi chịu tác động của quá nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.
Theo thống kê của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, sản lượng lúa mì thế giới có tổng số là gần 770 triệu tấn. Con số này sẽ không cố định theo từng năm và từng mùa. Các yếu tố ảnh hưởng sẽ khiến tổng sản lượng có sự biến động lên hoặc xuống. Hiện nay sản lượng đang giảm so với cùng kì năm ngoái. Do các biến động về thiên tai và bất ổn chính trị tại các quốc gia lớn.
Đặc điểm về nhu cầu sử dụng lúa mì là gì?
Thế giới luôn có nhu cầu rất lớn với lúa mì, cụ thể trong năm này, mức này là 753,76 triệu tấn. Nhưng lượng nông sản này dư thừa cũng khá lớn với khoảng 11,65 triệu tấn. Về thị phần tiêu thụ thì Bắc Phi là khu vực tiêu thụ nhiều nhất lên tới gần 30 triệu tấn. Trong khi đó khu vực Đông Nam Á xếp thứ 2 với khoảng 26 triệu tấn. Đây là khu vực phải nhập khẩu hoàn toàn bởi không thể tự sản xuất lúa mì được. Tiếp sau danh sách này là một số khu vực và quốc gia như Trung Đông, Brazil, Nhật Bản,…
Hầu hết các thị trường tiêu thụ lúa mì lớn trên thế giới thường là nhập khẩu phần lớn. Bởi khí hậu, địa hình những nơi này không phù hợp để canh tác sản xuất loại lương thực này. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu, những thị trường này buộc phải nhập khẩu để sử dụng. Và càng ngày, dân số tăng lên, kinh tế phát triển hơn sẽ kéo theo nhu cầu với loại lương thực này càng lớn.
Vai trò của lúa mì là gì trong thương mại?
Là một loại lương thực có khối lượng thực rất lớn, cũng là sản phẩm giao dịch được quan tâm trên các sàn giao dịch hàng hóa. Là một trong những nông sản có khối lượng giao dịch lớn trên thị trường đầu tư. Giá lúa mì hiện nay rơi vào khoảng gần 13 USD/giạ. Đây là một mức giá cao kỉ lục trong nhiều năm trở lại đây, và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì là thị trường giao dịch khá nhiều biến dộng, nên nhà giao dịch cần lưu ý những yếu tố khi giao dịch hợp đồng tương lai lúa mì sau:
- Giá trị đồng USD: Đồng USD có mối quan hệ mật thiết tới giá cả các loại hàng hóa. Nếu tiền này tăng giá trị sẽ gây áp lực tới giá lúa mì và ngược lại.
- Cung và cầu: Là lương thực chủ chốt nên thường thì lúa mì sẽ được điều chỉnh. Để đảm bảo an ninh lương thực và các vấn đề liên quan.
- Khí hậu: Khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng lúa mì. Khi sản lượng bị giảm do thời tiết thì giá sẽ tăng lên và ngược lại.
- Các chính sách: Các cơ quan đứng đầu bộ máy có thể ra chỉ thị, lệnh hay đề xuất trong các vấn đề liên quan tới nông sản này. Thúc đẩy phát triển và tăng sản lượng hoặc hạn chế lại sản xuất.
Biến động của các mặt hàng liên quan, bổ trợ
Bởi các sản phẩm nông sản luôn có quan hệ ràng buộc nhau ở giá trị và cả nhu cầu sử dụng. Bởi vậy những biến động hay xu hướng của thị trường nông sản cũng ảnh hưởng rất lớn tới giá trị tiểu mạch. Đặc biệt là biến động giá ngô. Bởi trong sản xuất nông nghiệp, ngô và lúa mì là 2 trong những nông sản được sử dụng nhiều nhất trong chăn nuôi. Chúng luân phiên thay thế cho nhau trong nhu cầu này. Vì vậy giá ngô nếu có biến động thì sẽ ảnh hưởng tới giá lúa mì và ngược lại. Khi năng suất hay nguồn cung của ngô thay đổi thì cũng có thể khiến giá lúa mì biến động.
Vì vậy nhà đầu tư không chỉ cần theo dõi giá lúa mì mà cũng cần theo dõi biến động giá nông sản khác. Thậm chí là các biến động giá cả của nhiều hàng hóa khác nữa. Như dầu thô, vàng, giá phân bón,…
Lời kết
Với những con số khổng lồ về sản lượng và nhu cầu tiêu thụ hiện nay của thế giới. Nhà giao dịch có thể nhận ra được sức hút của mặt hàng này trên thị trường hàng hóa. Không chỉ vậy, với tình trạng bất ổn gần đây của thị trường nông sản do thiên tai và chính trị. Khiến sự giao động trong giá trị của lúa mì ngày càng lớn, rộng với biên độ mạnh. Đây chính là thời cơ vàng của các nhà giao dịch hàng hóa. Nhưng trước hết, trader cần hiểu được các khái niệm cơ bản như lúa mì là gì, bản chất và sự động động về cung cầu cùng với các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng và giá trị của nó. Như vậy, cơ hội thành công với hợp đồng tương lai lúa mì mới dễ nắm bắt hơn.
Cập nhật: nhamoigioi.net