Giá lúa mì tăng lên cao, thời cơ hay là rủi ro cho nền kinh tế?

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung lúa mì đang trở thành bài toán cho thị trường nông sản và thị trường đầu tư hàng hóa hiện nay. Các vấn đề về bất ổn nguồn cung và vận chuyển lúa mì ảnh hưởng trực tiếp đến giá của mặt hàng nông sản này. Không chỉ khủng hoảng nguồn cung lúa mì, các loại nông sản khác cũng đang gặp những nguy cơ thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng. Bởi hiện tại, rất nhiều quốc gia đang lâm vào tình trạng thiếu lương thực. Điều này khiến giá các loại nông sản, nhất là giá lúa mì đang tăng lên chóng mặt. Gây nhiều nguy cơ tới ổn định kinh tế và lạm phát của thị trường.

Nguồn cung không được giải quyết thì giá cả bị độn lên là điều tất yếu trong vòng tròng cung cầu kinh tế. Vậy nhưng những nguyên nhân cụ thể nào khiến giá lúa mì tăng cao và nhanh như vậy? Liệu đây hoàn toàn là nguy cơ đối với nền kinh tế hay là cơ hội cho đầu tư hàng hóa nông sản?

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới giá lúa mì

  • Giá trị đồng USD: Đồng USD tác động trực tiếp tới giá của tất cả cá loại hàng hóa, nhất là nông sản. Vì vậy khi đồng USD tăng giá thì áp lực với lúa mì là rất lớn và ngược lại.
  • Cung cầu thị trường: Là hàng hóa nên vòng tròn cung cầu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả của loại nông sản này. Nguồn cung ít hơn cầu thì giá sẽ tăng và ngược lại. Tuy vậy, chính phủ có thể điều chỉnh nguồn cung cầu để giá cả không quá biến động.
  • Nhu cầu tiêu thụ: Các quốc gia lớn luôn có nhu cầu cao với khối lượng lúa mì. Tuy vậy, nhu cầu này sẽ có sự biến động theo sự phát triển của công nghiệp và gia tăng dân số. Các nước bùng nổ dân số thì nhu cầu sẽ lớn dần theo tỉ lệ số dân tăng lên. Với các quốc gia có sự ổn định dân số thì nhu cầu này sẽ duy trì ở mức ổn định.
  • Thời tiết: Là loại lương thực nên yếu tố thời tiết cũng rất quan trọng với sản lượng của lúa mì. Năng suất nếu bị giảm sút do ảnh hưởng của thời tiết thì nguồn cung giảm, giá lúa mì tăng. Và ngược lại. Tuy nhiên, một số nơi gặp vấn đề về sản lượng. Do thời tiết thì sẽ được các vùng canh tác có điều kiện tốt bù vào.
  • Chính sách của chính phủ Mỹ: Nhằm trợ cấp cho nông dân trồng ngô, giảm diện tích sản xuất lúa mì. Tránh tình trạng dư thừa quá nhiều lúa mì như những năm gần đây. Khiến giá tăng lên

Giá lúa mì dẫn đầu trên đà tăng giá của nhóm nông sản

Giá lúa mì dẫn đầu trên đà tăng giá của nhóm nông sản
Giá lúa mì dẫn đầu trên đà tăng giá của nhóm nông sản

Chuỗi giảm mạnh của các nhóm hàng nông sản đã chấm dứt từ cuối năm 2021. Bước sang 2022 là bắt đầu chuỗi tăng giá và tới tận hôm nay giá nông sản vẫn chưa có dấu hiệu ngưng lại. Trước đó, các huyên gia đầu ngành dự đoán rằng giá nông sản sẽ tăng nhưng không quá mạnh. Bởi những chính sách thắt chặt nguồn cung do sự lo sợ mất cân bằng đầu tư.  Tuy nhiên, gần đây khi các tình trạng chính trị bất ổn từ các quốc gia có sản lượng sản xuất lúa mì lớn. Cùng với những trở ngại về vận chuyển đang leo thang. Khiến giá lúa mì tại Việt Nam và trên thế giới tăng mạnh.

Giá nông sản đang tăng lên mức kịch trần trong hơn 10 năm qua. Khi mà giá lúa mì tăng tới con số 1.134 cents/giạ (417 USD/tấn). Tăng lên hơn 7% so với cùng kì năm ngoái. Đây là mức gia chưa từng có của mặt hàng này, cao nhất trong hơn 14 năm qua. Những tác động vì bất ổn nguồn cung và dịch bệnh kéo dài. Đang khiến tình trạng giá tăng của lúa mì trở nên khó kiểm soát. Nguy cơ thiếu lương thực và lạm phát có thể xảy ra nếu tình trạng này còn kéo dài.

Nguồn cung thắt chặt khiến giá nông sản tăng mạnh

Sự tăng giá kịch trần trong hơn thập kỉ có nguyên nhân chủ chốt là sự lo sợ về nguồn cung. Nguồn cung lúa mì đang bị thắt chặt hơn trên thế giới do thiên tai. Sự kéo dài của dịch bệnh và bất ổn chính trị. Các thị trường cung ứng lớn như Nga và các nước láng giềng đang giảm hoặc ngưng hẳn việc xuất khẩu lúa mì nhằm đáp trả Mỹ và nước đồng minh. Một phần là do để có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thuế xuất khẩu của Nga tăng mạnh nhằm thắt chặt các quy định về xuất khẩu lúa mì. Và có thể tình trạng này sẽ được duy trì trong nhiều tháng tiếp theo.

Hiện tại, sản lượng kì vọng tại Iran cũng giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do các đợt hạn hán kéo dài khiến cây trồng thiếu nước. Hiệp hội Ngũ cốc Quốc tế (IGC) nhấn mạnh tới tình trạng sản lượng lúa mì từ các khu vực sản xuất trọng yếu đang đồng loạt giảm xuống. Một phần cũng là do chi phí sản xuất tăng lên chóng mặt khi mà giá phân bón tăng cao kỉ lục. Và sản lượng lúa mì của Algeria cũng bị cắt giảm và thấp hơn trước rất nhiều. Nguồn cung đang ngày càng thắt chặt với những con số rất lớn. Điều đó chính là nguyên nhân chủ chốt làm giá lúa mì tăng lên từng ngày. Trở thành cơn sốt giá trong đầu năm 2022 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các quốc gia đẩy mạnh thu mua lúa mì

Các quốc gia đẩy mạnh nhập khẩu tiểu mạch
Các quốc gia đẩy mạnh nhập khẩu tiểu mạch

Bất chấp vùng giá cao hiện tại, thị trường lúa mì thế giới vẫn đang rất sôi động. Với các cuộc đấu thầu mua khối lượng lớn. Lo ngại về việc thuế xuất khẩu của Nga tăng, cùng với lạm phát ở Mỹ. Khiến cho giá lúa mì sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai. Khiến cho các nước đang liên tục tìm kiếm các nguồn cung mua hàng.

Mức giá cao sẽ khó có thể hạn chế được nhu cầu từ các quốc gia Trung Đông. Do lúa mì ở đây được sử dụng phần lớn làm lương thực cho con người. Mới đây, Cơ quan thu mua của Chính phủ Saudi Arabia (SAGO) đã mua khoảng 1,3 triệu tấn lúa mì xay xát với giá trung bình là 377,54 USDA/tấn. Ngay sau đó, GASC của Ai Cập cũng mua thêm 180.000 tấn. Với mức giá trung bình 364,26 tấn/CFR. Cao nhất kể từ đầu vụ trong khi nước này vừa mới mua hàng trong tháng 10. Các nước nhập khẩu lớn chấp nhận mua với mức giá cao cũng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng sắp tới của các nước khác và lại là yếu tố đẩy giá lúa mì tăng lên.

Giá lúa mì tại Việt Nam tăng ảnh hưởng tới chăn nuôi

Trong ngành chăn nuôi ở nước ta, thì lúa mì là nguyên liệu chính của thức ăn gia cầm gia súc. Khi giá lúa mì tại Việt Nam đang có xu hướng tăng đỉnh như hiện nay khiến ngành chăn nuôi gặp khó khăn. Giá đầu vào của thức ăn tăng mạnh. Nhưng giá lợn lại chưa có dấu hiệu tăng lại khi giảm mạnh từ đầu năm. Điều này tạo ra sức ép rất lớn từ 2 phía đầu vào và đầu ra với người chăn nuôi. Khối lượng lúa mì mà nước ta nhập khẩu trong đầu năm nay giảm mạnh so với cùng kì năm ngoái do sức sức giá cả.

Giá lúa mì tại Việt Nam tăng ảnh hưởng tới chăn nuôi
Giá lúa mì tại Việt Nam tăng ảnh hưởng tới chăn nuôi

Các chính sách hỗ trợ chăn nuôi đang được chính phủ nước ta triển khai. Nhằm giảm áp lực chi phí với người chăn nuôi. Tuy vậy, khi tình trạng giá lúa mì vẫn không hạ nhiệt. Thì những khó khăn với chăn nuôi nước ta chắc chắn sẽ càng khó giải quyết hơn.

Tổng kết

Sự tăng giá lúa mì kịch trần như hiện nay khiến nhiều ngành nghề liên quan đang gặp những khó khăn rất lớn. Tình trạng này chắc chắn sẽ kéo dài bởi những yếu tố khiến loại hàng nông sản này tăng giá vẫn sẽ kéo dài trong thời gian tới. Chúng ta vẫn chưa nhìn thấy những cơ hội của các ngành hàng khi lúa mì tăng giá. Khi mà những tác động của nó với nền kinh tế đang là những tác động không có lợi. Tuy vậy, những biến động này có lẽ sẽ là cơ hội cho các nhà giao dịch hàng hóa nếu nắm bắt được thời điểm và xu hướng phù hợp. Hi vọng giá của nông sản này sẽ sớm ổn định và những vấn đề liên đới được giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm: Đầu tư bạc có tiềm năng không?

Tổng hợp tin tức: nhamoigioi.net