Dầu thô là một trong những hàng hóa quan trọng nhất của nền kinh tế và đời sống xã hội. Nhà một trong những nhiên liệu có vai trò quan trọng, những tác động từ việc giá dầu tăng cao hay giảm sẽ gây hệ lụy tới nhiều ngành nghề kinh tế và sự phát triển của xã hội. Trong thời gian gần đây, sự bùng nổ giá dầu khiến chúng ta đang phải chật vật hơn. Bóng đen như đang phủ lên toàn bộ hành tinh khi lạm phát tăng cao, ảnh hưởng giá vàng và hàng loạt mặt hàng khác trên nguy cơ tăng giá mạnh. Khiến niềm tin của người tiêu dùng đang suy giảm nghiêm trọng. Các nhà đầu tư trở nên lo ngại với quá trình đầu tư vào loại hình hàng hóa này
Không thể đong đếm được những nguy cơ và hệ lụy từ việc dầu thô tăng giá. Nhưng nền kinh tế vẫn phải đối mặt và phải nhanh chóng tìm biện pháp giải quyết khẩn cấp. Và ổn định lại giá dầu trước khi những vẫn đề nghiêm trọng hơn phát sinh khi tình trạng này kéo dài. Vậy do đâu mà giá dầu lại đột ngột tăng mạnh tới vậy? Các cơ quan đầu ngành đã có những biện pháp ứng phó như thế nào?
Mục lục
Tình trạng giá dầu tăng cao trên thị trường
Gần đây, không chỉ được nghe trên báo đài, mà thực tế tại các cửa hàng xăng dầu. Thì giá dầu đang có sự tăng vọt về ngưỡng giá mua bán. Cụ thể trong những tháng đầu năm 2022, giá dầu thô đã tăng kỉ lục 15% so với giá cùng kì năm ngoái. Lần đầu tiên dầu thô đạt mức giá kỉ lục là 90 USD/ thùng trong hơn 7 năm trở lại. Nguyên nhân chính là do sự chênh lệnh quá lớn giữa cung và cầu. Còn nguyên nhân tại sao cung cầu đột ngột chênh lệch lớn thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở phía dưới.
Trong tháng 11 năm ngoái, để tạm thời giải quyết vấn đề thiếu hụt dầu thô. Mỹ đã bỏ ra 50 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ ra thị trường tiêu dùng. Tuy vậy, nhu cầu vẫn luôn không giảm nên thị trường vẫn thiếu hụt chứ không có sự thay đổi tích cực nào hơn. Áp lực lên kinh tế vẫn mạnh mẽ, và giá dầu thô vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên. Nhiều dự báo cho rằng, giá dầu tăng sẽ là điều hiển nhiên và có thể chạm đỉnh 100 USD/thùng. Tuy vậy, các công ty dầu thô lại có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khi mà sự tăng trưởng của các công ty đó tại phố Wall rất dễ để nhận thấy.
Nguyên nhân nào khiến giá dầu tăng kỉ lục?
Được mệnh danh là vàng đen của nền kinh tế, vậy nên không phải giá dầu tăng hay giảm đều là tự nhiên. Mà chính là do tác động của chu trình cung – cầu quen thuộc. Nhưng đâu là những nguyên nhân quan trọng khiến lượng cung dầu thô đột ngột giảm mạnh?
Diễn biến của dịch COVID-19
Vào 2019, đại dịch Covid khiến chúng ta phải sử dụng biện pháp phong tỏa và cách ly. Điều này dẫn tới trì trệ kinh tế, nhu cầu năng lượng cũng chịu ảnh hưởng lớn. Có lúc giá dầu thô đã giảm xuống tới mức đáy. Giá dầu có sự biến động mạnh, tuy là dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát nhưng không phải hoàn toàn chấm dứt. Khi mà các quốc gia đã lựa chọn chấp nhận sống chung với dịch bệnh. Sự tăng trưởng mang tính chất bù đắp của các nền kinh tế khiến nhu cầu về dầu thô tăng. Bởi vậy hệ lụy của dịch bệnh chính là giá dầu tăng trở lại như hiện nay. Giá tăng theo từng tháng với biên độ lớn, vượt lên cả kỳ vọng của thị trường.
Nhiều dự báo khẳng định rằng giá dầu sẽ tiếp tục tăng sau khi ổn định được đại dịch. Sàn xuất đi vào quỹ đạo khiến nhu cầu dầu thô tăng cao. Do đó mà giá dầu sẽ chịu tác động và tăng mạnh. Chính sách thúc đẩy thị trường kinh tế hồi phục từ các quốc gia. Cũng sẽ khiến dầu thô được đẩy mạnh tiêu thụ. Là vàng đen nên nhiệm vụ kích giá dầu thô tăng trở lại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thị trường.
Nguồn cung thiếu hụt khiến giá dầu tăng
Các chuyên gia đã nhận định được tình trạng cung thiếu sau hồi phục kinh tế trong 2022. Bởi châu Âu đang bước vào mùa đông, thời tiết khắc nghiệt khiến nhu cầu khí đốt tăng mạnh. Nhưng nếu nhu cầu tăng mạnh thì nguồn cung có kịp thời đáp ứng? OPEC và các nước không thuộc khối này đã áp dụng cơ chế cắt giảm sản lượng trong cuối 2021 và đầu 2022. Nghĩa là sản lượng sản xuất và cung ứng dầu thô cho thị trường của khối này không đủ. Nhưng ngay sau đó, vì nhận thấy tình trạng nghiêm trọng này. Khối này đã ra quyết định tăng sản lượng cung ứng thêm 400 nghìn thùng/ ngày.
Theo các nguồn thống kê đáng tin cậy, công suất dự phòng của OPEC trong thời gian tới có thể sẽ giảm liên tục. Sang năm 2023, mức khai thác dầu thô của khối sẽ chỉ đạt 4 triệu thùng/ngày. Bên cạnh khối này, nhiều doanh nghiệp dầu mỏ lớn chịu nhiều áp lực từ trader và các cơ quan môi trường. Khiến mức độ và sản lượng khai thác cũng giảm đi đáng kể. Khiến nguồn cung bị kìm hãm và không thể gia tăng. Giá dầu thô vì thế mà cũng sẽ có xu hướng tăng lên cao hơn mức giá hiện nay.
Những bất ổn về chính trị khiến giá dầu tăng cao
Hầu hết, các quốc gia sở hữu và khai thác các mỏ dầu thô lớn của thế giới đều đang có những bất ổn và xung đột chính trị. Các quan hệ căng thẳng hiện nay giữa các quốc gia có trữ lượng dầu lớn chính là vấn đề then chốt khiến nguồn cung giảm mạnh và giá dầu tăng trở lại và còn tăng cao hơn nữa. Cụ thể là tại nước Nga, khi đây là thị trường có thể sản xuất với khối lượng dầu mỏ lên tới 10 triệu thùng/ngày. Giữua tình hình căng thẳng của Nga và Ukraina, vận chuyển dầu thô bị gián đoạn. Điều này gần như đã làm tê liệt và biến dạng chuỗi cung ứng dầu thô toàn cầu. Bởi dầu thô ở Nga là không bất kì nguồn năng lượng nào đủ để thay thế.
Với các lệnh được ban bố tại Nga hay Mỹ và phương Tây áp lệnh trừng phạt. Thì sản lượng xuất khẩu dầu thô từ Nga đang chịu những ảnh hưởng rất lớn. Khối lượng dầu được cung ứng ra khỏi nước Nga giảm rất mạnh. Khiến nhu cầu tiêu dùng của thị trường trở nên nóng hơn bao giờ hết. Khi lượng cung thì thắt chặt như nhu cầu không giảm theo tỉ lệ. Thì chắc chắn giá dầu tăng cao là điều tất nhiên. Đây cũng là nguy cơ mà nền kinh tế thế giới đang phải gánh chịu.
Các biện pháp giải quyết khó khăn về nguồn cung dầu thô
Các nền kinh tế lớn, đặc biệt Mỹ và hiệp hội NATO chắc chắn sẽ phải tìm ra những biện pháp. Để có thể giải quyết thực trạng khó khăn này khi mùa đông đang sắp đến. Nguồn cung thiếu không phải là nguy hại duy nhất, việc dầu tăng giá kéo theo nhiều lạm phát của các mặt hàng khác cũng khiến kinh tế và đời sống con người chịu nhiều tác động không tích cực.
Các biện pháp từ khối nền kinh tế lớn
Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu và thậm chí cả Trung Quốc có thể giải phóng nhiều dầu thô hơn từ nguồn dự trữ dầu chiến lược của họ. Những động thái như vậy có thể hữu ích, đặc biệt nếu một cuộc khủng hoảng diễn ra trong thời gian ngắn. Nhưng dự trữ sẽ không đủ nếu nguồn cung dầu của Nga bị gián đoạn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Các công ty dầu mỏ phương Tây từng cam kết không sản xuất quá nhiều dầu có khả năng sẽ thay đổi cách tiếp cận nếu Nga không thể hoặc không muốn cung cấp nhiều dầu như họ đã làm. Họ sẽ có những động lực tài chính lớn – từ giá dầu tăng – để khoan thêm dầu. Nhưng các doanh nghiệp đó sẽ mất hàng tháng để tăng cường sản xuất.
OPEC giải quyết như thế nào?
Tổng thống Joe Biden đã thúc giục Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) bơm thêm dầu, nhưng một số thành viên đã không đạt được hạn ngạch sản xuất hàng tháng và một số có thể không có khả năng tăng nhanh sản lượng. Các thành viên OPEC và các đồng minh, trong số đó có Nga, đã đồng ý tuân theo kế hoạch tăng sản lượng trong tháng tới ở mức tương đối khiêm tốn 400.000 thùng/ngày. Ngoài ra, nếu nguồn cung của Nga bị giảm đột ngột, Mỹ có khả năng sẽ gây áp lực lên Saudi Arabia để tăng sản lượng độc lập. Các nhà phân tích cho rằng vương quốc này có vài triệu thùng dự phòng có thể khai thác nếu xảy ra khủng hoảng.
Tổng kết
Nhìn chung, giá dầu tăng là hệ lụy tất nhiều của tổ hợp nhiều nguyên nhân lớn đến từ yếu tố khách quan như trữ lượng dầu thô của trái đất và thiên tai, hay các nguyên nhân chủ quan như bất ổn chính trị và các sắc lệnh hay các cơ chế họat động của khối ngành. Nhưng với sự nỗ lực của liên minh OPEC+ đang nỗ lực tái cân bằng thị trường. Hay đến từ Mỹ và các đồng minh, và tình hình chính trị giữa các quốc gia dịu đi. Thì giá dầu sẽ có khả năng giảm xuống và duy trì ở mức ổn định hơn.
Tình trạng tăng giá gần đây của xăng dầu khiến rất nhiều người tiêu dùng lo lắng. Chúng tôi hi vọng thông tin của bài viết hôm nay sẽ giúp độc giả nắm được tình hình cơ bản của dầu thô thế giới. Và cả nhưungx nguyên nhân quan trọng dẫn tới giá dầu tăng trong thời gian gần đay. Có lẽ sẽ phải mất một thời gian nữa tình hình này được được cân bằng. Nhưng người tiêu dùng cũng không nên quá hoang mang và hãy thật bình tĩnh chờ đợi.
Xem thêm: Tìm hiểu về đầu tư vàng
Tổng hợp thông tin: nhamoigioi.net