Sự biến động giá của các đồng coin trên thị trường chính là cơ hội lợi nhuận của đầu tư giao dịch tiền mã hóa. Điều này thì chắc chắn bắt cứ nhà đầu tư tiền ảo nào cũng đã nhận thức được rõ ngay cả khi chưa bắt đầu tham gia. Tuy nhiên kiếm tiền từ thị trường crypto thì đây lại không phải là phương pháp duy nhất. Bởi trader còn có thể tạo ra một nguồn thu nhập lớn khác từ Lending Coin – cho vay tiền mã hóa. Dịch vụ này đã được ra đời và phát triển trong sự tất yếu của quy luật mua – bán. Cũng đang trở thành một xu hướng mới khá dễ tiếp cận với rủi ro thấp hơn trong đầu tư tiền ảo. Cụ thể thì Lending là gì, Lending Coin là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!
Mục lục
Lending là gì? Lending Coin là gì?
Lending Coin là gì? Đơn giản thì chỉ cần hiểu biết là gì và áp dụng vào thị trường Crypto thì sẽ hiểu được rõ ràng. Lending là hình thức cho vay và Lending Coin chính là dịch vụ cho vay tiền mã hóa. Cụ thể là hoạt động mà một người có coin sẽ được chuyển tới cho người khác với điều kiện có thu phí. Dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu của 2 bên. Bên cần lượng coin để đầu tư giao dịch sẽ tiến hành đi vay. Còn bên cho vay sẽ nhận được một khoản tiền lãi thụ động có thể là rất lớn. Độ tin cậy của hợp đồng thông minh và đôi bên sử dụng khiến cho rủi ro được giảm đi một cách tối đa. Bởi bên vay sẽ phải đưa ra các khoản/tài sản thế chấp cho khoản vay tại nền tảng CeFi.
Hiện tại, thị trường tiền mã hóa đã phát triển dịch vụ cho vay này trên cả các nền tảng giao dịch tập trung và cả phi tập trung.
- CeFi – Tập trung: Khi tiến hành thực hiện các hành động Lending Coin trên sàn giao dịch tập trung. Thì sẽ luôn phải có một bên thứ 3 trung gian để kiểm soát hành động cho vay tiền mã hóa. Hình thức chủ yếu được sử dụng là ủy thác cho vay – trả nợ.
- DeFi – Phi tập trung: Các bên tham gia vào dịch vụ Lending lúc này sẽ chỉ bao gồm bên cho vay và bên vay. Hoàn toàn triệt tiêu vai trò và sự xuất hiện của bên thứ 3.
Lending Coin diễn ra như thế nào?
Thông thường, quá trình cho vay tiền ảo sẽ được thực hiện bởi 2 cho tới 3 bên. Chúng ta sẽ suy xét vào trường hợp 3 bên thông thường. Lúc này, 3 bên tham gia sẽ bao gồm bên cho vay, bên vay và bên thứ 3 trung gian (có thể là sàn giao dịch hoặc nền tảng DeFi). Đầu tiên, người vay tiền mã hóa sẽ phải thế chấp tài sản trước. Sau đó bên thứ 3 sẽ liên hệ với bên cho vay. Tiến hành hoàn thành một hợp đồng thông minh cho 2 bên. Bao gồm loại coin, số lượng coin, thời hạn hoàn trả, lãi suất và các điều khoản quan trọng khác. Những người cho vay tiền mã hóa được thêm vào một pool, sau đó pool quản lý toàn bộ quá trình và phân phối lãi đến tay người cho vay.
Người vay coin cũng có thể sử dụng hình thức Coin Lending nhanh và không cần thế chấp.
Các hình thức vay tiền mã hóa phổ biến
Hiện tại, thị trường tiền điện tử đang phổ biến 2 loại hình Lending Coin là vay nhanh và vay thế chấp.
- Vay nhanh – Flash loan: Người vay coin có thể vay mà không cần phải thế chấp tài sản. Lúc này, khoản vay và việc hoàn trả đều sẽ được diễn ra trong 1 block duy nhất. Giao dịch sẽ bị hủy ngay nếu tổng vay và lãi không thể được trả. Mọi hoạt động của toàn bộ quá trình diễn ra Lending Coin sẽ được hợp đồng thông minh xử lý. Việc này có phần giống như người dùng tạo ra một giao dịch cấp cao bao gồm nhiều giao dịch phụ. Giao dịch phụ khi không được hoàn tất thì sẽ không diễn ra được sự vay tiền mã hóa.
- Vay thế chấp: Người vay khi thực hiện giao dịch này sẽ có nhiều thời gian trước khi hoàn trả. Nhưng sẽ phải thế chấp tài sản để đảm bảo được vay tiền mã hóa. Số tiền người vay nhận được chủ yếu là các stablecoin mới được đúc. Các tỉ lệ cho vay, lãi suất sẽ không giống nhau cho các loại coin. Được tính toán theo giá trị coin, sự trượt giá, tỉ gái thị trường thời điểm vay – trả,… Tài sản kí gửi khi vay được hợp đồng thông minh quản lý. Và sẽ phải bổ sung tài sản thế chấp cho khoản vay nếu giá có sự biến động. Khi khoản vay quá hạn, người vay sẽ bị đánh phạt bằng tiền.
Xem thêm: USDT là gì?
Ưu – nhược điểm của Lending Coin là gì?
Để cân nhắc có nên trở thành một trong hai bên của Coin Lending hay không. Thì bạn đọc nên nắm rõ những đánh giá tổng quan và khách quan nhất. Mô hình này thực tế sẽ mang tới nhiều lợi ích cho cả bên vay và cho vay. Nhưng vẫn còn tồn đọng một số hạn chế mà người tham gia cần phải cân nhắc kỹ.
Ưu điểm:
- Các bên dễ dàng tiếp cận và thực hiện Lending Coin. Không phân biệt hay hạn chế đối tượng tham gia vay tiền mã hóa.
- Quá trình vay nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi.
- Quy trình vay được giám sát, quản lý và thực hiện một cách tự động hóa nhờ hợp đồng thông minh.
- Tạo ra nguồn thu nhập thụ động đơn giản, an toàn và tự do.
Nhược điểm:
- Tài sản thế chấp quyết định rủi ro thanh lý. Nếu coin giảm giá quá mức và đột ngột thì có thể xảy ra tình trạng thanh lý tài sản
- Hợp đồng thông minh có nguy cơ bị tấn công làm tăng rủi ro.
- Các rủi ro do các khoản vay là khá nhiều và khó kiểm soát.
Các lưu ý cần ghi nhớ
Lending Coin là một dịch vụ/hoạt động sẽ thường xuyên xảy ra trong thị trường đầu tư hiện nay. Tần suất sử dụng sẽ ngày một tăng lên theo thời gian và nhu cầu giao dịch. Đây có thể hoàn toàn là những cơ hội tốt cho mọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, sẽ có một số điều quan trọng mà trader cần phải ghi nhớ. Để đảm bảo có thể hạn chế tối đa việc xảy ra những rủi ro khi vay tiền mã hóa. Cụ thể như sau:
- Cần nắm rõ những rủi ro có thể xảy tới khi chuyển giao quyền quản lý tiền ảo. Bởi lúc cho vay, trader sẽ phải giao coin cho một người khác (bên vay) quản lý. Lúc này, sẽ tạo mục tiêu cho những tên lừa đảo hoặc “trộm coin” nhắm tới.
- Trong một số tường hợp gấp rút thì bất cứ bên nào cũng sẽ không thể rút tiền ra ngay khi hợp đồng thông minh bị tấn công bất ngờ.
- Có thể xảy ra trường hợp coin bị tạm khóa. Dẫn tới việc người sở hữu khó có thể đối phó với biến động thị trường.
- Hãy lựa chọn một nền tảng thực hiện việc vay – cho vay tiền mã hóa uy tín và an toàn.
- Đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi kí kết.
- Thực hiện hoàn trả khoản vay đúng thời hạn để không bị đánh phạt.
- Tìm kiếm nơi có lãi suất tối ưu và các điều khoản và điều kiện có lợi.
Kết luận
Lending Coin thực tế sẽ mang tới nhiều lợi ích cho quá trình đầu tư giao dịch của trader khi có nhu cầu vay tiền mã hóa. Trong nhiều trường hợp, việc tìm thấy một khoản coin để vay kịp thời sẽ tạo nên những cơ hội lợi nhuận to lớn cho nhà đầu tư. Rất nhiều trường hợp thực tế đã cho thấy giá trị lớn của mô hình này cho cả bên vay lẫn bên cho vay tiền ảo. Kể cả trong nền tảng DeF hay CeFi thì các bên tham gia đều có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện một quy trình Coin Lending hiệu quả. Các khoản vay này đang ngày một hữu ích hơn cho những nhà đầu tư có nhu cầu.
Tuy nhiên những hạn chế và rủi ro có thể xảy ra của vay tiền mã hóa là vẫn tồn tại. Chính vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu Lending là gì hay Lending Coin là gì, thì trader cũng nên chú trọng nắm rõ được ưu nhược điểm của mô hình này. Cẩn trọng với những quyết định, nhất là khi tìm kiếm sàn giao dịch/nền tảng thực hiện và việc thế chấp khoản vay.
Xem thêm: Giá CEEK hiện nay
Tổng hợp: Nhamoigioi.net