Dạo gần đây, thị trường hàng hóa có nhiều biến động mạnh. Các mặt hàng có tầm ảnh hưởng lớn tới kinh tế thế giới đều đồng loạt tăng giá, nhất là hàng hóa năng lượng. Hệ lụy là nguy cơ lạm phát tăng, khiến nhiều mặt hàng thiết yếu kèm theo cũng bị độn giá lên chóng mặt khiến người tiêu dùng và cả các nhà đầu tư hàng hóa hoang mang. Không chỉ hàng hóa công công nghiệp, các mặt hàng phục vụ nông nghiệp cũng biến động mạnh và liên tục. Khi mà giá phân bón tăng vọt và đạt đỉnh, tăng cao nhất mọi thời đại.
Nguy cơ về an ninh lương thực thế giới đang đe dọa với ngành nông nghiệp toàn cầu. Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra những lo ngại về giá phân bón và lương thực bởi tình trạng giá tăng không chỉ dừng lại ở thời điểm hiện tại. Vậy do đâu mà giá phân bón tăng cao tới vậy, liệu có phải là phần tất yếu của dịch bệnh và bất ổn chính trị gần đây?
Mục lục
Khủng hoảng lương thực toàn cầu do giá phân bón tăng
Theo thống kê số liệu từ các nguồn tin cậy, đặc biệt là từ Đài quan sát phức hợp kinh tế (OEC) đã khẳng định quốc gia có trữ lượng xuất khẩu phân bón đứng đầu hiện nay là nước Nga. Khối lượng ước tính lên tới gần 9 tỷ USD mỗi năm. Không chỉ Nga, các quốc gia láng giềng như Belarus cũng là nguồn xuất khẩu lượng lớn phân bón quan trong của ngành nông nghiệp. Tuy vậy các chính sách cắt giảm xuất khẩu từ những quốc gia này khiến giá phân bón tăng kỉ lục.
Xuất khẩu phân bón của Nga ảnh hưởng tới nông nghiệp toàn cầu
Do các lệnh cấm vận và trừng phạt của Mỹ và đồng minh. Vận tải biển tại Nga đã không thể hoạt động. Thêm vào đó, ngay từ đầu tháng 3 vừa mới đây, Nga đã ban hành các quyết định giảm hoặc ngưng xuất khẩu phân bón cho các nước khác tới các nhà máy phân bón của mình. Động thái này được cho là để nhằm đáp trả lệnh cấm vận và trừng phạt kinh tế từ các nước phương Tây. Ngay sau đó, Ukraine cũng ban bố chính sách cấm xuất khẩu mặt hàng này. Như vậy, 2 trong số những quốc gia có sản lượng xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới đã ngưng cung cấp ra thị phần.
Ngay lập tức, giá của mặt hàng này đã có sự biến động rõ rệt. Cụ thể là theo thống kê, trong tuần đầu tháng 3, giá phân bón tăng cao hơn đến 10% trước đó tại Mỹ. Tăng 40% bình quân trên toàn cầu so với tháng trước, giá ure hiện đã tăng tới 60.5%. Đây là những số liệu cao nhất từng được ghi nhận của mặt hàng phân bón. Mặc dù giá Kali đã có dấu hiệu tăng lên vào năm ngoái. Nhưng hiện giờ, giá đã tăng gần gấp đôi năm 2021 với mức 800 USD/tấn.
Những nguy cơ của việc thiếu phân bón cho ngành trồng trọt
Được biết, Nga và Ukraine là 2 quốc gia then chốt của chuỗi cung ứng phân bón cho thị trường thế giới. Việc thiếu nguồn cung ưng từ 2 quốc gia này khiến giá phân bón tăng chóng mặt. Gây nên rất nhiều hệ lụy và khó khăn trước mắt cũng như về lâu dài. Nguy cơ tệ nhất chính là tình trạng tắc nghẽn sản xuất và thế giới thiếu lương thực. Không chỉ vậy, khi giá phân bón tăng mạnh và khủng hoảng lương thực. Vấn đề xấu nhất là nạn đói sẽ có nguy cơ diễn ra toàn cầu, đây là hậu quả không ai mong muốn.
Hiện tại, rất nhiều quốc gia đang lâm vào tình cảnh mất an ninh lương thực. Trải dài từ châu Á, đến châu Phi hay cả châu Mỹ do những bất ổn về môi trường, xung đột và cung ứng hàng hóa. Việc này ảnh hưởng giá vàng trực tiếp, khiến các thị trường buôn bán hàng hóa ảnh hưởng. Dẫn tới trồng trợt và an ninh lương thực cũng rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Trung Quốc gặp khó khăn vì giá phân bón tăng
Bộ nông nghiệp Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo về an ninh lương thực. Cụ thể là nhận định hậu quả của bất ổn chính trị và dịch bệnh bùng phát dai dẳng. Dẫn đến việc giá phân bón tăng mạnh hơn, khiến chi phí cho sản xuất nông nghiệp tăng cao. Điều này có thể dẫn tới sự tăng giá của lương thực và các mặt hàng liên quan. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc tiến hành thắt chặt xuất khẩu phân bón. Và tạo nhiều điều kiện hơn cho các công ty sản xuất mặt hàng này. Trong tháng 2 vừa rồi, tổng khối lượng phân bón xuất khẩu của nước này đã giảm 27,8%.
Số lượng dân cư Trung Quốc khiến áp lực cho nền nông nghiệp nước này trở nên nặng nề. Vốn dĩ quốc gia này có khả năng tự cung tự cấp. Vì có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp. Nhưng khi giá phân bón bị đẩy lên cao thì khả năng này là không thể duy trì được. Bởi trên 50% lượng Kali Trung Quốc sử dụng cho nông nghiệp đều là nhập khẩu từ Nga và Belarus. Nhưng hiện nay, Nga cấm xuất khẩu còn Belarus bị ngăn chặn đường vận chuyển. Điều này chính xác trở thành một bài toán khó cho nông nghiệp đất nước tỷ dân. Trước mắt, Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện tình hình bằng cách hỗ trợ trồng trọt thêm nhiều loại ngũ cốc. “Để bát cơm người dân chứa đầy lương thực Trung Quốc”.
Trung Quốc đang đối mặt với mất an ninh lương thực
Theo thống kê của bộ nông nghiệp Trung Quốc, đất canh tác hiện nay của trồng trọt chỉ chiếm 13%. Tình trạng công nghiệp hóa và ô nhiễm môi trường sẽ khiến diện tích này tiếp tục giảm trong tương lai. Sự thay đổi khí hậu đang khiến sản lượng sản phẩm nông nghiệp của đất nước này giảm mạnh. Bởi tình trạng xói mòn đất với nhiều trận mưa lũ lớn khiến đát canh tác bị ngập lụt. Vì vậy mà sản lượng nông nghiệp cung ứng được ngày một thiếu hụt.
Dân số Trung Quốc đã lên tới con số 1,4 tỷ người, chiếm tới 1/6 dân số thế giới. Nên để có thể cung cấp được đủ lương thực cho số lượng người nhiều mà không nhập khẩu thì quả thật là một vấn đề nan giải. Khả năng đảm bảo an ninh lương thực cũng không được cao. Nhất là sau đại dịch covid và cuộc chiến thương mại với Mỹ. Hiện trạng giá phân bón tăng mạnh như hiện nay càng khiến vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn. Có lẽ trong tương lai gần, nước này sẽ buộc phải tính đến phương án nhập khẩu lương thực.
Tóm lại
Những nguyên nhân gần đây đến từ dịch bệnh và chiến tranh thương mại khiến cho các vấn đề về xã hội và đời sống gặp nhiều chuyển biến xấu. Tình trạng giá phân bón tăng cao chính là bài toán hóc búa của các vấn đề trên để lại. Không ít những biện pháp đang được tính đến và triển khai. Nhưng nếu phía Nga cùng các nước láng giềng vẫn kéo dài tình trạng này thì rất có thể thế giới sẽ tiến vào trạng thái bất ổn lương thực. Các nước tỷ dân và phương Tây sẽ là những thị trường lương thực bất ổn nhất. Khả năng ứng phó tình trạng thiếu lương thực của từng quốc gia là không giống nhau. Tuy nhiên chúng ta đều hy vọng rằng giá phân bón sẽ sớm ổn định trước khi những “thảm họa” lương thực kéo đến.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về đầu tư dầu thô
Tổng hợp: nhamoigioi.net