Tapering là gì? Giá trị của Tapering trong đầu tư chứng khoán?

Tình hình kinh tế tài chính sau những khủng hoảng về dịch bệnh Covid-19 cũng như những căng thẳng chính trị tại một số khu vực đã có sự chậm lại và thậm chí đã có những sự khủng hoảng trên thị trường. Chính vì vậy, ngân hàng Trung ương của nhiều nước đã bắt đầu cho triển khai nhiều kế hoạch thúc đầy sự phục hồi và tăng trường của kinh tế toàn cầu. Bắt đầu từ việc nới lỏng những chính sách tiền tệ hơn. Tuy vậy, việc này đồng thời khiến áp lực về vấn đề lạm phát tăng cao, và lúc này chính sách Tapering chính là một giải pháp hợp lý nhất cho các ngân hàng này. Vậy rốt cuộc thì Tapering là gì, chính sách này liệu có tác động như thế tới tình hình tài chính thế giới hiện nay?

Tapering là gì?

Tapering trong thị trường tài chính chính là cách gọi khác của một chính sách của các ngân hàng Trung ương nhằm mục đích nới lỏng định lượng trước đó. Mục tiêu cuối cùng là thắt chặt và giảm bớt dần lại định lượng của thị trường. Chính sách này tài Mỹ sẽ được gọi là BOA và tại Nhật Bản là BOJ. Nhưng nếu thực hiện việc nới lỏng định lượng ồ ạt cùng lúc thì nền kinh tế thế giới sẽ gặp phải những vấn đề xấu và những biến động rất lớn. Vì vậy mà Tapering ra đời, nhằm giảm thiểu những biến động với tài chính khi ngân hàng TW triển khai việc nới lỏng định lượng này.

Tapering là việc thắt chặt chính sách nới lỏng tiền tệ
Tapering là việc thắt chặt chính sách nới lỏng tiền tệ

Với mỗi một quốc gia trên thế giới, ngân hàng trung ương của nước đó đều sẽ có những chính sách tiền tệ để ổn định giá thị trường và chống lạm phát. Với chính sách nới lỏng định lượng QE chính là loại chính sách quan trọng và cực kì được nhiều người quan tâm tới. Tapering sẽ nhằm duy trì tính ổn định và hiệu quả của chính sách nới lỏng định lượng QE.

Xem thêm: Phương pháp Quasimodo 

Vậy QE là gì?

Chính sách nới lỏng định lượng xuất phát từ các ngân hàng trung ương. Ngân hàng này sẽ cung cấp cho thị trường một lượng vốn cực kì lớn. Thông qua hình thức mua trái phiếu chính phủ. Hoặc mua chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp. Những hệ thống tài chính trên thị trường sẽ được tăng một khoản vốn lớn. Những cá nhân và tổ chức, công ty hay doanh nghiệp có thể vay nguồn tiền này. Đây là một trong những trực tiếp nhất và hiệu quả nhất. Nhằm hồi phục và thúc đẩy nền kinh tế. Tăng nguồn tiền thì rào cản giữa bên vay và bên cho vay sẽ được nới lỏng hơn.

Nhưng hạn mức vốn ngân hàng trung ương cung cấp cho thị trường phải ở một mức nhất định và phù hợp. Bởi nếu quá nhiều thì cũng khiến kinh tế và thị trường gặp phải những rủi ro. Vậy nên, ngân hàng lúc này sẽ phải thắt chặt chính sách nới lỏng tiền tệ trước đó của mình. Cũng chính là triển khai thực hiện Tapering. Hiện nay, FRB đang mua khoảng 120 tỷ USD chứng khoán mỗi tháng để thực hiện nới lỏng định lượng. Ngay sau đó, Tapering sẽ được triển khai và giảm bớt lượng tiền mua chứng khoán này. Cho tới khi con số này bằng 0. Đây chính là điểm kết thúc chính sách nới lỏng tiền tệ và vào trạng thái trung lập.

Nới lỏng định lượng sẽ cung cấp vốn cho thị trường
Nới lỏng định lượng sẽ cung cấp vốn cho thị trường

Tapering trong chứng khoán

Đây chính là lí do mà các nhà đầu tư tài chính đều có sự quan tâm rất lớn tới Tapering. Bởi khi ngân hàng triển khai việc thắt chặt thì chứng khoán nói chung và giá cổ phiếu, trái phiếu nói riêng sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên. Theo lý thuyết cung cầu trong thị trường, thì khi diễn ra Tapering trong chứng khoán, lực mua giảm. Khiến giá cổ phiếu cũng giảm theo quá trình cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, Tapering bắt đầu được ngân hàng trung ương triển khai.
  • Lãi suất thị trường sẽ có xu hướng tăng lên mức cao hơn.
  • Chiết khấu giá trị hiện tại của cổ phiếu sẽ có sự giảm xuống.
  • Các nhà đầu tư nhận được những tín hiệu giảm giá và tiến hành bán ra cổ phiếu
  • Giá cổ phiếu chính thức giảm xuống.

Tuy vậy, sẽ có những trường hợp mà mã cổ phiếu của họ không có sự giảm xuống khi diễn ra Tapering. Họ chính là những ngành nghề có đặc thù là lãi suất tăng thì lại có thêm lợi nhuận. Ngược lại với xu hướng chung của thị trường. Với những mã cổ phiếu này, Tapering triển khai chính là cơ hội tăng giá. Nhà đầu tư có thể lựa chọn những mã này để tiến hành đầu tư để thu lợi nhuận.

Tapering ảnh hưởng rất lớn tới thị trường chứng khoán
Tapering ảnh hưởng rất lớn tới thị trường chứng khoán

Kết lại

Việc nới lỏng tiền tệ mà một trong những cách kích hoạt lại tốc độ tăng trưởng của thị trường sau một quá trình dài khủng hoảng. Nhưng rõ ràng rằng, so với trước đây, các chính sách nới lỏng tiền tệ lúc này lại có những áp lực lạm phát mạnh hơn. Việc băn khoăn của nhiều trader chính là thị trường sẽ duy trì xu hướng tăng mặc kệ lạm phát ngay cả khi Tapering diễn ra hay sẽ như thế nào. Nói chung thì cổ phiếu vẫn còn có cơ hội tăng giá trở lại khi bắt đầu Tapering. Điều này cũng chính là thời cơ của các nhà giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên chỉ là dự đoán, chứ tính chất thị trường vẫn luôn có những sự biến động bất ngờ.

Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết đã giúp các nhà giao dịch hiểu được Tapering là gì cũng như vai trò của Tapering trong chứng khoán nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Hãy coi Tapering như một chỉ báo xu hướng giá trong đầu tư chứng khoán. Bởi rất có thể nó sẽ mang lại cơ hội lợi nhuận cho trader trong tương lai!

Xem thêm: Chiến lược 3 đường EMA

Cập nhật: nhamoigioi.net