Sổ tiết kiệm là một trong những phương thức khá phổ biến cho người dùng khi muốn cất trữ tiền nhãn rỗi một nơi an toàn, hoặc muốn sử dụng số tiền nhàn rỗi đang có để tìm kiếm thêm một nguồn thu nhập thụ động khác cho mình. Đầu tư giao dịch các sản phẩm tài chính tất nhiên sẽ mang lại cơ hội lợi nhuận gấp rất nhiều lần khi gửi tiết kiệm. Tuy nhiên với những người không có kinh nghiệm về đầu tư hay chưa tìm thấy được một lĩnh vực đầu tư phù hợp với bản thân thì làm sổ tiết kiệm là thích hợp. Cùng tìm hiểu rõ hơn về sổ tiết kiệm là gì và hướng dẫn cách mở – làm sổ tiết kiệm cho người mới với chúng tôi.
Mục lục
Sổ tiết kiệm là gì?
Đây là một hình thức tích lũy tài sản tại các ngân hàng. Khi khách hàng đồng ý gửi một khoản tiết kiệm nhất định theo định kỳ vào ngân hàng, thì sẽ được cấp một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Trong sổ ghi rõ số tiền gửi của khách hàng, thời hạn gửi, lãi suất, tiền lãi,… Khi khách hàng muốn gửi thêm vào sổ thì các thông tin của các đợt gửi tiền sẽ tiếp tục được ngân viên ngân hàng ghi thêm vào sổ. Đảm bảo minh bạch và thông tin rõ ràng.
Thông tin có trên sổ tiết kiệm là gì? Sẽ bao gồm các thông tin cá nhân của người gửi tiền, số tiền gửi, kỳ hạn gửi tiền, lãi suất được hưởng, số tiền lãi,… Dịch vụ này có mặt ở hầu hết các ngân hàng hiện nay. Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định về cách làm sổ hay lãi suất tiết kiệm khác nhau. Khách hàng nên tìm hiểu trước sau đó lựa chọn một ngân hàng có dịch vụ này phù hợp nhất cho mình. Có thể lựa chọn gửi sổ tiết kiệm theo kỳ hạn và không kỳ hạn nhé.
Mục đích làm sổ tiết kiệm là gì?
Khách hàng có thể vì một hay nhiều trong số những lý do dưới đây để làm sổ tiết kiệm:
- Giúp tạo ra một khoảng tiết kiệm cho người dùng. Trong tương lai có thể dùng số tiền này cho những mục đích khác.
- Tiết kiệm, gửi tiền tích lũy một cách an toàn uy tín. Đồng thời có thể kiếm thêm được một khoản tiền lãi.
- Đảm bảo có lãi nhưng không cần lo lắng thua lỗ. Không cần phải nghiên cứu và theo dõi thị trường liên tục và đưa ra chiến lược như đầu tư tài chính khác.
- Có thể rút tiền bất cứ lúc nào cần tới.
Những điều này phù hợp với số đông các khách hàng có nhu cầu kiếm tiền từ tiền nhàn rỗi nhưng muốn nhàn tản và không lo sợ về những nguy cơ thua lỗ. Đặc biệt, các ngân hàng cũng đã và đang cho ra mắt các sản phẩn dịch vụ này trực tuyến. Chỉ cần truy cập và theo dõi số tiền gửi của mình thông qua thiết bị điện tử di động.
Xem thêm: Hướng dẫn rút tiền từ ví trả sau MoMo
Tìm hiểu các loại sổ tiết kiệm
Với những ai đang có ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì phải biết được sổ tiết kiệm là gì và có những loại nào, đặc điểm mỗi loại ra sao. Hiện nay chủ yếu thì sẽ sử dụng 2 loại là sổ truyền thống và sổ trực tuyến. Cụ thể:
Tính chất | Sổ truyền thống | Sổ trực tuyến |
Cách mở sổ | Đến các quầy giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh của ngân hàng -> Yêu cầu nhân viên giao dịch mở sổ tiết kiệm. | Truy cập vào internet banking của ngân hàng -> Vào tính năng làm sổ tiết kiệm trực tuyến. |
Điều kiện mở sổ | Xuất trình cho nhân viên giao dịch các giấy tờ mà ngân hàng yêu cầu cung cấp theo quy định. | Phải mở tài khoản internet banking của ngân hàng. |
Thời gian | Trong khung giờ làm việc của ngân hàng. | Bất cứ thời điểm nào cũng có thể làm sổ tiết kiệm. (Trừ thời gian hệ thống internet banking của ngân hàng đang bảo trì) |
Tính bảo mật | Hệ thống an toàn và bảo mật cao. | Bảo mật bằng vân tay, Face ID, mã OTP cho mỗi giao dịch. |
Lãi suất | Thấp hơn sổ trực tuyến | Cao hơn sổ truyền thống |
Quy trình tất toán | Khách hàng mang trực tiếp sổ tiết kiệm ra tất toán tại các quầy giao dịch của ngân hàng. | Tất toán trực tiếp trên tính năng của ứng dụng internet banking của ngân hàng. |
Lãi suất thời hạn kỳ gửi
Để mở sổ thì cần hiểu được sổ tiết kiệm là gì. Sau đó hãy cân nhắc tới việc chọn thời hạn cho kỳ gửi của mình. Tham khảo mức lãi suất của gửi tiền theo kỳ hạn và không kỳ hạn dưới đây:
Tiết kiệm theo kỳ hạn | Tiết kiệm không kỳ hạn |
Lựa chọn và cam kết về thời hạn gửi tiền khi làm sổ tiết kiệm | Không cần cam kết thời gian kỳ gửi. |
| Có thể rút tiền bất cứ lúc nào. |
| Mức lãi suất thấp hơn gửi tiền có kỳ hạn. |
Nên làm sổ tiết kiệm ở ngân hàng gì?
Việc lựa chọn ngân hàng nào sau khi hiểu được sổ tiết kiệm là gì cũng khá quan trọng. Nhưng thường sẽ mang tính chủ quan, nghĩa là tùy vào nhu cầu của khách hàng. Bởi lẽ mỗi ngân hàng sẽ có những quy định khác nhau về việc làm sổ tiết kiệm. Tuy nhiên khách hàng có thể dựa vào những tiêu chuẩn sau để chọn ngân hàng phù hợp:
- Tính uy tín và mức độ an toàn, bảo mật cao.
- Đảm bảo tài chính vững chắc, dồi dào.
- Mức lãi suất tiết kiệm hấp dẫn cho nhiều kỳ hạn linh động.
- Triển khai nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng làm sổ tiết kiệm.
- Quầy giao dịch của ngân hàng thuận tiện với di chuyển của khách hàng.
Cách mở sổ tiết kiệm ngân hàng
Mở sổ tiết kiệm là gì và như nào? Chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng mở sổ tiết kiệm truyền thống và trực tuyến một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.
Mở sổ truyền thống:
- Bước 1: Tới quầy giao dịch của ngân hàng vào giờ làm việc của ngân hàng -> Yêu cầu nhân viên mở sổ -> Xuất trình giấy tờ CMND/CCCD/hộ chiếu cho nhân viên.
- Bước 2: Điền thông tin đăng ký mở sổ theo form mà nhân viên ngân hàng yêu cầu.
- Bước 3: Đưa tiền cho nhân viên gửi vào sổ và tiến hành in sổ tiết kiệm và đóng dấu cho khách hàng.
- Bước 4: Nhận sổ từ nhân viên giao dịch.
Làm sổ online:
- Bước 1: Mở tài khoản giao dịch internet banking của ngân hàng
- Bước 2: Đăng nhập vào Internet Banking -> Chọn tính năng sổ tiết kiệm
- Bước 3: Tiến hành chọn kỳ hạn, nhập số tiền gửi.
- Bước 4: Nhập mã kiểm tra và xác nhận lại.
- Bước 5: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại.
- Bước 6: Kết thúc giao dịch
Lời kết
Mở sổ tiết kiệm quả là một hình thức đầu tư có lãi an toàn nhất cho bất cứ khách hàng nào. Việc quan trọng ở đây là khách hàng hãy tìm hiểu thật kĩ thông tin sổ tiết kiệm là gì, nên mở sổ theo cách nào để phù hợp nhất với bản thân. Mặc khác, hãy tham khảo tới lãi suất tiết kiệm của nhiều ngân hàng khác nhau. Sau đó là tới lãi suất cho từng kỳ hạn hoặc không kỳ hạn gửi. Để có thể đưa ra được những lựa chọn tốt nhất cho bản thân khi quyết định mở sổ tiết kiệm.
Xem thêm: Amway lừa đảo không?
Tổng hợp: Nhamoigioi.net