ROS là gì? Cách đánh giá chỉ số ROS trong chứng khoán

Các chỉ số luôn là một trong những khái niệm quan trọng với mọi nhà đầu tư chứng khoán khi phân tích thị trường – dòng/hướng di chuyển của giá cả cổ phiếu. Trong đó, không ít những chỉ số còn có thể trực tiếp giúp đánh giá tình hình tài chính, doanh thu của doanh nghiệp. Những nhà đầu tư khi tìm hiểu về một công ty thì điều mà họ quan tâm nhất chính là lợi nhuận ròng trong doanh thu là bao nhiêu. Cũng chính là những con số trực tiếp tạo nên mức độ uy tín, tiềm năng của doanh nghiệp  và mã cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Chỉ số ROS sẽ giúp bạn tính toán được những con số kinh tế này. Vậy thì cụ thể ROS là gì, đánh giá chỉ số ROS trong chứng khoán như thế nào?

Tìm hiểu ROS là gì?

Chỉ số ROS là gì? Là viết tắt từ Return On Sales – tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu. Chỉ số này sẽ cho biết con số thực về tỷ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp. Dựa theo con số doanh thu thực tế của doanh nghiệp đó. Nghĩa là với 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp thì sẽ có bao nhiêu tiền lợi nhuận thực ở trong đó. Trong đó, doanh thu là doanh thu thuần (thu từ dịch vụ và bán hàng). Còn lợi nhuận chính là phần doanh thu trừ đi các khoản chi phí, thuế suất,… ROS sẽ trực tiếp phản ánh khách quan về hiệu quả của quản lý, kinh doanh, tiêu thụ, vận hành của doanh nghiệp. Đánh giá trực tiếp thực lực và tiềm năng của doanh nghiệp trước mặt nhà đầu tư.

Vậy trong chứng khoán, vai trò của ROS là gì? ROS sẽ cho trader nhìn thấy mối quan hệ giữa doanh thu – lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó tính được phần cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp sẽ nhận được. Lúc này, chỉ số này càng tăng giá trị thì nghĩa là phần cổ tức cũng sẽ tăng giá trị. Cũng có nghĩa giá trị của doanh nghiệp cũng được tăng cao hơn trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

ROS - tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu
ROS – tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu

Ý nghĩa kinh tế của chỉ số ROS là gì?

Các nhà đầu tư tài chính luôn rất quan tâm tới ROS. Y nghĩa kinh tế với nhà đầu tư của ROS là gì? Thực tế, nhà đầu tư có thể nắm bắt được rõ ràng giá trị lợi nhuận ròng. Dựa trên doanh thua của một doanh nghiệp. Khi chỉ số ROS tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Giá trị ròng của doanh nghiệp cũng tăng cao. Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên các sàn cũng sẽ tăng theo ROS. Một tín hiệu đáng mừng cho nhiều trader nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp này.

Việc này cũng giúp trader trong việc đánh giá quản lý hay việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp có tốt hay không. Nắm rõ ROS sẽ giúp nhà đầu tư có căn cứ đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp. Cũng là cơ sở giúp trader có thể so sánh, đối chiếu nhiều đối tượng đầu tư (các doanh nghiệp) với nhau. Từ đó có thể quyết định chiến lược giao dịch chứng khoán hợp lý nhất và tốt nhất.

Cách tính chỉ số ROS là gì?

Sau khi hiểu được ROS là gì, và ý nghĩa của chỉ số này. Thì chúng ta có thể trực tiếp tính toán tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu thông qua các công thức dưới đây.

Công thức tính ROS: Chỉ số ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận gộp về bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ + Lợi nhuận thuần từ việc kinh doanh.
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế hiện hành và các khoản thuế hoàn lại của doanh nghiệp.
  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ – Các khoản chi phí giảm trừ doanh thu.
Cách tính chỉ số ROS như thế nào?
Cách tính chỉ số ROS như thế nào?

Sau khi nhận được nguồn lợi nhuận sau thuế. Thì doanh nghiệp sẽ tiến hành chia lợi nhuận cho cổ đông và ban điều hành thông theo tỷ lệ. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ quy ra được khoản lãi cụ thể trên từng loại cổ phiếu.

Công thức tính chỉ số ROS khác như sau: Chỉ số ROS = (Tổng doanh thu – Tổng chi phí) / Tổng doanh thu

Với nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp khác nhau. Thì có thể sử dụng một trong hai công thức trên để tính toán ROS

Xem thêm: Cổ phiếu ROS

Quan hệ của các chỉ số ROA, ROE, ROI với ROS là gì?

Việc sử dụng nhiều chỉ số để phân tích đối tượng kinh tế hay thị trường là điều cần thiết. Nên trader sẽ không chỉ nên phân tích một mình chỉ số ROS được. Mà phải kết hợp với những chỉ số tương quan khác nữa. Khi nhắc tới ROS, thì thông thường sẽ phải đi kèm với 3 chỉ số R khác là ROI, ROA và ROE.

  • ROS với ROA: ROA là chỉ số thể hiện quan hệ giữa mức sinh lợi thực tế của doanh nghiệp so với tài sản đang sở hữu. Cụ thể hơn, chỉ số này sẽ thể hiện rằng với 1 đồng vốn thì có thể thu về bao nhiều đồng lợi nhuận. ROA càng cao thì lợi nhuận sau thuế cũng sẽ càng cao. Có thể đánh giá được mức độ quản lý chi phí của đối tượng nghiên cứu phân tích. Và khi ROA tăng thì ROS tăng và ngược lại. Đây là một mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Công thức tính ROA: ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
  • ROS với ROE: ROE là tỷ suất lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Giúp trader có thể đánh giá mức độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp có tốt hay không. Cũng là tiêu chí đánh giá thực lực của doanh nghiệp trên thị trường. Ở đây, mối quan hệ của ROS và ROE cũng là tỷ lệ thuận
  • ROS với ROI: ROI phản ánh hiệu suất lợi nhuận do hoạt động đầu tư mang lại. Trader thông minh thì nên dựa vào cả ROI và ROS để quyết định đầu tư hợp lý.

Đánh giá chỉ số ROS trong chứng khoán như thế nào?

ROS cực kì quan trọng với nhà đầu tư chứng khoán
ROS cực kì quan trọng với nhà đầu tư chứng khoán

Cách đánh giá chỉ số ROS trong chứng khoán cũng khá đơn giản. Chỉ cần nhà đầu tư sử dụng một số yếu tố quan trọng dưới đây:

  • ROS đứng độc lập: ROS > 10% -> Doanh nghiệp này là một doanh nghiệp có thực lực mạnh.
  • Tỷ số ROS so với giá trị trung bình ngành: Hãy so sánh giá trị ROS doanh nghiệp so trung bình ngành như thế nào.
  • Xu hướng biến động: Hãy đánh giá mức độ biến động của chỉ số này. Doanh nghiệp có tiềm năng khi ROS của doanh nghiệp trong vòng 3-5 năm có sự ổn định hoặc tăng.
  • Mục tiêu của doanh nghiệp: Các vấn đề về thị phần hay quảng cáo marketing của doanh nghiệp cũng làm ảnh hưởng tới giá trị của chỉ số ROS
  • Chiến lược của doanh nghiệp: Chiến lược tốt sẽ giúp quá trình kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn. Dẫn tới giá trị của ROS cũng sẽ tăng lên. Nhưng ngược lại khi chiến lược quá tệ, thì ROS có thể có giá trị âm.

Tổng kết

Chỉ số ROS là một trong những con số biết nói của một doanh nghiệp mà nhà đầu tư cần phải “lắng nghe”. Chính vì vậy, chúng tôi hi vọng rằng bài viết này đã giúp nhà đầu tư nắm được những kiến thức cơ bản nhất về ROS là gì, ý nghĩa của chỉ số ROS với doanh nghiệp và trong đầu tư chứng khoán. Từ đó, nhà đầu tư có thể vận dụng kiến thức này vào quá trình đầu tư, hoạch định chiến lược giao dịch của mình tốt hơn. Để có thể phân tích tốt hơn, nhà đầu tư nên vận dụng thêm nhiều chỉ số khác kết hợp với ROS để có thể tìm thấy kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Tìm hiểu về Simplize

Tổng hợp: Nhamoigioi.net