PMI là gì? Vì sao chỉ số PMI lại quan trọng với nền kinh tế?

Một trong những kĩ năng cơ bản và quan trọng mà một nhà giao dịch chuyên nghiệp đều phải có, đó là kĩ năng phân tích thị trường. Với những thị trường biến động nhiều và liên tục như đầu tư Forex thì kỹ năng này càng trở nên quan trọng. Nó sẽ trở thành chìa khóa mở ra cơ hội nắm bắt được xu hướng thị trường cho nhà đầu tư. Các công cụ hỗ trợ sẽ giúp trader có thể phân tích thị trường chính xác và tin cậy hơn. Chỉ báo kinh tế, cụ thể hơn là chỉ số PMI chính là một trong những chỉ báo quan trọng giúp đo lường hoạt động kinh tế, trong đó có cả đo lường biến động của Forex. Vậy cụ thể thì PMI là gì? Những đặc điểm gì khiến chỉ số PMI quan trọng như vậy?

Khái niệm PMI là gì?

PMI là viết tắt của Purchasing Managers Index – chỉ số quản lý thu mua. Đây là một loại chỉ số giúp trader nhận biết được tình trạng của toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số này do Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) tiến hành công bố theo chu kỳ hàng tháng. Các nhà hoạch định chiến lược, các chuyên gia phân tích thị trường. Hay các nhà đầu tư có thể tiếp nhận được những thông tin cơ bản của tình hình kinh doanh của đối tượng kinh tế thông qua PMI. Một số thông tin quan trọng đó là đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động.

PMI là chỉ số quản lý thu mua
PMI là chỉ số quản lý thu mua

Chỉ số này sẽ dựa vào những cuộc khảo sát thực tế hàng tháng. Bao gồm 370 người là những người đứng đầu trong việc thu mua hoặc cung ứng trong hơn 62 ngành khác nhau. Đây đều là những ngành hàng đầu đại diện cho 9 khu mục kinh tế theo hệ thống Phân Ngành Theo Chuẩn. Chính xác là hệ thống Standard Industrial Classification – SIC. Khảo sát sẽ thu được tỷ lệ người tham gia trả lời khảo sát. Và mức chênh lệch thực cho các câu trả lời kèm theo chỉ số khuynh hướng. Từ tất cả dữ kiện của 370 câu trả lời, báo cáo hay chỉ số PMI được hình thành.

Vai trò của PMI là gì?

Vốn là một chỉ báo kỹ thuật rất hữu ích trong phân tích thị trường nói chung. Và cả trong phân tích giá cả Forex nói riêng. Nhưng vai trò hay sự hữu ích của chỉ số này cụ thể như thế nào? Ở đây chúng tôi đã tổng hợp 3 ý nghĩa và vai trò quan trọng nhất của PMI.

  • Thước đo của nền kinh tế: Giúp có những nhận định sự tăng trưởng hay suy yếu khách quan nhất. Về hoạt động kinh doanh của một công ty doanh nghiệp, lớn hơn là một đất nước. Giá trị PMI trên 50 nghĩa là đối tượng nghiên cứu có sự tăng trưởng và có tiềm năng phát triển mạnh. Ngược lại nếu giá trị là dưới 50 thì đối tượng phân tích thì hoạt động kinh doanh có sự chứng lại, và thu hẹp phạm vi. PMI giúp bổ trợ trong việc đánh giá một số chỉ số khác như GDP, CPI…
  • Ảnh hưởng tới quyết định thu mua hàng hóa: Những người quản lý đứng đầu sẽ dựa vào chỉ số PMI để ra quyết định với hàng hóa, nguyên vật liệu. Các chỉ số quan trọng về hàng hóa như khối lượng, mức giá và nhiều vấn đề liên quan. Đều sẽ được miêu tả chi tiết thông qua PMI để đưa ra quyết định cho mình.
  • Tác động lên các đơn vị cung ứng: Có thể ước lượng được nhu cầu sản phẩm để điều chỉnh giá cả phù hợp. Đây cũng là vai trò hàng đầu của chỉ số PMI cho nền kinh tế hiện nay.

Xem thêm: Forex và chứng khoán 

Cách tính chỉ số PMI của Việt Nam

IHS Markit sẽ tính PMI tại thị trường Việt Nam
IHS Markit sẽ tính PMI tại thị trường Việt Nam

IHS Markit sẽ thu thập câu trả lời từ những nhà quản trị mua hàng khoảng 400 nhà sản xuất. Đây là công việc hàng tháng và số liệu được lấy cũng sẽ phải theo tháng. Từ đó sẽ tính ra chỉ số PMI của Việt Nam. Những đóng góp GDP sẽ là căn cứ cho việc phân chia khảo sát đối tượng. Bao gồm theo nhóm lĩnh vực và quy mô của đối tượng khảo sát. Thời gian tổng hợp câu trả lời là vào nửa cuối mỗi tháng. ( Từ ngày 15 hàng tháng). Việc thu thập những thông tin này cũng giúp đánh giá được chiều hướng thay đổi của kinh tế nói chung hay đối tượng khảo sát nói riêng so với tháng trước. Một tham số khảo sát sẽ tính toán cho mộit chỉ số khuếch đại.

Còn ở đây, chỉ số tổng cộng phần trăm số câu trả lời ‘cao hơn’. Và một nửa tỷ lệ phần trăm các câu trả lời ‘không thay đổi’. Giá trị của mỗi chỉ số sẽ luôn nằm trong khoảng là lớn hơn 0 và bé hơn hoặc bằng 100. Như đã nói ở trên, 50 sẽ là mức ranh giới cho 2 trạng thái ngược nhau. Nếu chỉ số trên 50 thì tổng thể là tăng. Còn dưới 50 thì tổng thể và giảm (so với tháng trước). Chúng có thể được điều chỉnh theo mùa. Trong đó chỉ số toàn phần sẽ là PMI. Tại thị trường Việt Nam, PMI là số bình quân gia quyền của năm chỉ số đơn đặt hàng mới (30%); sản lượng(25%); việc làm(20%); thời gian giao hàng của nhà cung cấp (15%); tồn kho(10%).

Đánh giá ưu – nhược điểm chỉ số quản lý thu mua

Sau đây là một số đánh giá về ưu nhược điểm của chỉ số PMI.

Ưu điểm của chỉ số PMI

  • Tính chính xác cao: Do tất cả các dữ liệu để tính toán PMI đều được thu về từ những cuộc khảo sát thực tế. Dữ liệu này là dữ liệu cứng với những con số và thông tin rất thực.
  • Giúp nắm được tình hình kinh tế: Dựa vào việc làm, đơn đặt hàng, hàng tồn kho và tăng trưởng từ các nhà quản lý chuỗi cung ứng.
  • Đưa ra những dự báo sớm: Các thông tin về chiều hướng phát triển của đối tượng được dự báo sớm. Giúp cơ quan ban ngành có thể kịp thời điều chỉnh và củng cố lại hoạt động kinh doanh sản xuất.

Nhược điểm cần khắc phục

Phạm vi khảo sát của PMI còn chưa đủ rộng
Phạm vi khảo sát của PMI còn chưa đủ rộng
  • Phạm vi phản ánh chưa đủ rộng: PMI chỉ có thể thể hiện được xu hướng, tình hình tăng trưởng của một lĩnh vực kinh doanh.
  • Có thể thiếu chính xác: Các câu trả lời trong phiếu khảo sát chưa chắc đã hoàn toàn chính xác. Vẫn sẽ có trường hợp trả lời qua loa lấy lệ và gian dối. Điều này khiến cho chỉ số PMI không có giá trị đúng, dẫn tới những nhận định và phán đoán sai.
  • Thiếu tính cạnh tranh: Kinh tế phát triển nên rất nhiều chỉ số kinh doanh cũng đang càng phù hợp hơn là PMI. Sự thay đổi của chiều hướng kinh tế cũng khiến PMI ngày càng thiếu phù hợp.

Kết luận

Hiện tại, sản xuất kinh doanh vẫn đang là xu hướng phát triển kinh tế cốt lõi. PMI luôn là một trong những chỉ báo kinh tế hàng đầu với những nhà phân tích thị trường. Không chỉ vậy, số liệu chỉ số PMI hàng tháng cũng chính là một loại đánh giá quan trọng để nhiều nhà đầu tư cân nhắc tới việc lựa chọn đối tượng đầu tư phù hợp cho mình. Chỉ số này không có quá nhiều vai trò nhưng lại đặc biệt quan trọng. Nhưng vẫn còn tồn đọng một vài nhược điểm về phạm vi hay tính chính xác. Nhất là sự chuyển biến thị trường đang ngày càng khiến vai trò của PMI mờ nhạt hơn.

Xem thêm: Sàn BO uy tín

Tổng hợp: nhamoigioi.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *