Trong các công ty, doanh nghiệp tài chính hiện nay, việc sử dụng các đòn bẩy tài chính được xem như là một chiến thuật hàng đầu. Đơn giản là lấy vốn đi vay để đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Với khả năng sinh lợi nhuận rất lớn nhưng cũng sẽ có những rủi ro nhất định, nên đòn bẩy trở thành một con dao hai lưỡi với các tổ chức tài chính. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết cách sử dụng hiệu qua công cụ tài chính này. Tuy là công cụ hàng đầu nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết tới đòn bẩy tài chính là gì và có ý nghĩa gì trong chiến lược kinh doanh.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa và ứng dụng của công cụ tài chính trong chiến lược của doanh nghiệp. Đồng thời tìm hiểu xem sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào là hiệu quả nhất.
Mục lục
Tìm hiểu đòn bẩy tài chính là gì?
Thuật ngữ đòn bẩy tài chính là là Financial Leverage – FL. Đây là thuật ngữ đo mức độ mà doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn đi vay từ các nguồn khác nhau để tăng tỷ suất lợi nhuận cho mình. Bao gồm các đối tượng như doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu, gái trị cổ phần,… Khoản vốn được mang đi đầu tư này sẽ nằm trong nguồn vốn công ty trong bảng cân đối kế toán. Trong số, chỉ số thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính là hệ số nợ. Hệ số này cao lên thì đồng nghĩa rằng doanh nghiệp đó rất ưa chuộng sử dụng đòn bẩy và ngược lại.
Một khi doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính này với tần số nhiều hơn. Thì doanh nghiệp sẽ có thể nhận được nhiều cơ hội để tăng lợi nhuận của mình hơn. Tuy vậy, như đã nói, đòn bẩy tài chính là một con dao hai lưỡi. Khi doanh nghiệp sử dụng nhiều cũng tăng thêm cả nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp. Hệ số nợ mà càng cao thì vốn chủ sở hữu có tỷ trọng thấp hơn nợ doanh nghiệp sẽ phải trả. Đây là một bài toán với các nhà lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp. Cũng như đầu tư sản phẩm của những nhà giao dịch trên sàn Forex, thì đòn bẩy tài chính cũng là một dạng đầu tư có thể lời hoặc có thể lỗ.
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính là gì?
Mặc dù tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bên cạnh lợi nhuận thu về. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính vẫn là công cụ ưa thích của các doanh nghiệp. Không chỉ các doanh nghiệp mà các nhà đầu tư cũng sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu hiệu nhằm gia tăng lợi nhuận cho mình. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Công cụ tài chính này có ảnh hưởng nhất định trong chiến lược kinh doanh của công ty. Có thể kể đến như:
- Bù đắp sự thiếu hụt vốn của doanh nghiệp. Để duy trì hoạt động kinh doanh, đồng thời, gia tăng tỷ suất lợi nhuận trong tương lai.
- Là một công cụ nhằm thúc đẩy mức lợi nhuận sau thuế của chủ doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đây đồng thời cũng là công cụ kìm hãm sự gia tăng mức lợi nhuận đó.
- Là “lá chắn thuế” của doanh nghiệp. Bởi khoản vay cũng như phần tiền lãi được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Đương nhiên nó sẽ được khấu trừ vào phần thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải nộp ít thuế hơn mà vẫn tăng sinh lợi nhuận.
Không chỉ đối với doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các trader khi đầu tư vào lĩnh vực forex. Đây là công cụ giúp các nhà đầu tư nhân số vốn lên gấp nhiều lần. Nhằm thu về những khoản lợi nhuận lớn hơn. Các sàn giao dịch sẽ cung cấp cho các trader nhiều mức đòn bẩy khác nhau. Ví dụ tại sàn Exness tỷ lệ đòn bẩy tối đa là 1:2000.
Công thức tính đòn bẩy cho doanh nghiệp
Công thức để tính được đòn bẩy tài chính chính xác là:
Trong đó:
- EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
Nếu có một khoản lãi vay mà doanh nghiệp cần phải trả. Thì công thức tính đòn bẩy tài chính lúc này sẽ là:
Với:
- F: chi phí cố định;
- v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm;
- p: giá bán;
- Q: số lượng sản phẩm
- I: lãi vay phải trả
Đánh giá đòn bẩy tài chính
Ưu điểm khi sử dụng đòn bẩy tài chính:
- Tăng vốn: Đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng vốn khả dụng. Để có thể giao dịch trên các thị trường khác nhau.
- Khoản vay không tính lãi: Đòn bẩy có thể coi là khoản vay được cấp bởi nhà môi giới để đổi lấy một khoản ký quỹ nhằm có được vị thế tốt trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng khoản vay này không đòi hỏi bất kỳ khoản nợ nào dưới hình thức lãi suất hoặc hoa hồng. Chúng có thể sử dụng theo bất kỳ hình thức nào trong giao dịch.
- Giải pháp cho độ biến động thấp: Mỗi khi biến động ít xuất hiện sẽ khiến cho các nhà giao dịch cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, với các giao dịch đòn bẩy, nhà giao dịch có thể tạo ra lợi nhuận tốt hơn trong khoảng thời gian khó khăn đó.
Nhược điểm:
- Tăng tổn thất: Nếu như đòn bẩy giúp bạn thu về lợi nhuận. Thì chắc chắn chúng cũng sẽ mang đến nhiều tổn thất. Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần cho điều này.
- Margin call: Nếu khoản lỗ vượt quá số tiền ký quỹ thì Margin call sẽ xuất hiện. Đòn bẩy làm tăng tổn thất của Margin call nên chúng sẽ luôn tồn tại. Đặc biệt trong trường hợp không có tiền mới trong tài khoản. Các vị thế sẽ bị đóng băng với mức lỗ.
Lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Sử dụng công cụ tài chính này giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều rủi ro nếu không quan tâm đến những vấn đề sau:
- Khi chủ đầu tư thiếu định hướng sẽ dễ dẫn tới những tính toán sai lệch, khủng hoảng là điều dễ xảy ra, việc mua bán khó khăn kéo theo tình trạng ngưng đọng vốn, trắng tay là điều thường trực.
- Thận trọng trong việc lựa chọn nguồn vốn vì nếu vay vốn với lãi suất cao sẽ khiến chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong việc chi trả. Nên lựa chọn các ngân hàng đang có nhiều chương trình ưu đãi.
- Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng đòn bẩy để đầu tư sinh lời. Vì công cụ này có thể đem lại lợi nhuận nhưng cũng có thể đem lại rủi ro không mong muốn.
- Ngưng giao dịch nếu phát hiện sử dụng sai đòn bẩy tài chính để hạn chế tối đa thiệt hại.
Kết luận
Những năm gần đây, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã trở nên cực kì phổ biến. Đôi khi, các doanh nghiệp sử dụng nó như một loại thuốc kích thích. Với những kỳ vọng, mong muốn từ một số vốn vay mà có thể nhân lên thành một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Lợi nhuận được tạo ra có thể cao hơn lãi suất vay nợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu gặp những biến cố trong thị trường tài chính, thì doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với những rủi ro lớn, tới mức có thể phá sản. Vì vậy việc hiểu đòn bẩy tài chính là gì và cách sử dụng công cụ tài chính này hiệu quả là việc quan trọng nếu muốn thành công với công cụ này trong tương lai.
Xem thêm: Slippage là gì
Tổng hợp: nhamoigioi.net