Chỉ báo Bollinger Bands – Chỉ số quan trọng của phân tích kỹ thuật

Có rất nhiều nhà giao dịch nhận định chủ quan rằng khi phân tích kỹ thuật thì phải cần sử dụng thật nhiều chỉ báo hay mô hình mới có thể chính xác và hiệu quả. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, bởi mỗi chỉ số có thể đặc tả 1 tín hiệu của thị trường, nhưng cũng có nhiều chỉ báo mang nhiều tín hiệu cùng một lúc. Ví dụ như chỉ báo Bollinger Bands – Công cụ hỗ trợ tối ưu giao dịch cho nhà đầu tư. Giống như nhiều dạng chỉ báo ư việt khác như đường MA, RSI, Stoch,… Chỉ số này được rất nhiều nhà giao dịch sử dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật trên biểu đồ giá.

Bởi vì vai trò quan trọng của chỉ số này, nhà giao dịch hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay xem Bollinger Bands là gì và ý nghĩa cũng như làm thế nào để sử dụng chỉ số này hiệu quả nhất.

Chỉ báo Bollinger Bands là gì?

Chỉ báo Bollinger Bands là một loại chỉ số trong phân tích kỹ thuật do John Bollinger sáng tạo ra. Định nghĩa chính xác từ người tạo nên nó chính là ” một công cụ phân tích kỹ thuật, chúng là một loại băng tần giao dịch hoặc phong bì ”. Chỉ số nãy sẽ luôn dùng độ lệch chuẩn, một loại thước đo trong thống kê số liệu. Kết quả chính là tạo nên nơi có đường hỗ trợ hoặc chính là nơi mà có thể chứa mức kháng cự. Nói rộng hơn, thì tất cả chúng đều thuộc chung trong khái niệm kênh biến động. Thước đo của đường trung tâm giá sẽ được kênh biến động vẽ nên.

Đường Bollinger Bands là công cụ dùng để đo lường những biến động của thị trường giá. Bên cạnh đó, những thông tin hữu ích về xu hướng thị trường cũng được chỉ số này biểu hiện, cụ thể như:

  • Xu hướng giá có tiếp tục theo hướng hiện tại hay có sự đảo chiều
  • Thời điểm thị trường có sự hợp nhất lại
  • Những khoảng hay thời điểm cụ thể của những lần biến động mạnh của thị trường
  • Thể hiện những mục tiêu giá, bắt đáy và đỉnh của thị trường.
Đường Bollinger Bands là công cụ dùng để đo lường những biến động của thị trường giá
Đường Bollinger Bands là công cụ dùng để đo lường những biến động của thị trường giá

Chỉ báo Bollinger Bands là đường chỉ số bao gồm 3 dải nhỏ, chúng đều vây quanh đường SMA. Giá trị mặc định của các dải đều là 20 và giá. Được giữ trong các giới hạn sau trong khoảng 85% thời gian

  • Dải dưới – SMA (trừ hai độ lệch chuẩn)
  • Dải trên – SMA (cộng với hai độ lệch chuẩn)

Chỉ báo Bollinger Bands có ý nghĩa như thế nào?

Chỉ báo này khá phổ biến trong hoạt động phân tích kỹ thuật thị trường. Thường thì giá có sự biến động nhiều trên Bollinger Bands. Vì vậy, các nhà giao dịch nên đọc được những ý nghĩa của chỉ số này để có thể thuận lợi giải mã được tín hiệu của thị trường.

Đường Bollinger bands siết chặt

Khái niệm này là cực kì quan trọng khi phân tích chỉ báo Bollinger Bands. Khi khoảng cách giữa giải trên và dưới với đường trung bình SMA rút ngắn lại. Thể hiện giai đoạn biến động nhẹ đang tới với thị trường, chính là dấu hiệu trader có thể có cơ hội giao dịch. Bởi đây có thể là tín hiệu của việc giá sẽ dịch chuyển tần suất cao. Và khi khoảng cách giữa các giải rộng ra thì biến động có thể giảm đi nhưng lại không thể xác định biến động này là tăng hay giảm.

Sự bứt phá

Các hành động giá gần như sẽ đều diễn ra giữa 2 dải trên và dưới, chính xác là khoảng 90%. Các sự kiện lớn xuất hiện khi mà giá của thị trường vượt giải trên hoặc dưới. Bứt giá ở đây không thể hiện rằng trader có thể tiến hành giao dịch. Bởi vậy nhà giao dịch cần phải ghi nhớ, vì không ít người lầm tưởng đây là tín hiệu mua hoặc bán. Không có dự báo về xu hướng dịch chuyển giá nào được thể hiện ở bứt phá.

Xem thêm: Mô hình double bottom

Sử dụng chỉ báo Bollinger Bands như thế nào để hiệu quả?

Các nhà giao dịch đều phải áp dụng thực tế các chiến lược phân tích chỉ báo vào thị trường. Như vậy thì mới có thể có được sự khách quan và cái nhìn tổng quan, rõ ràng về ưu nhược điểm của chỉ bào. Chỉ báo Bollinger Bands cũng vậy, không chỉ cần nghiên cứu những lí thuyết hay khái niệm. Nhà giao dịch cần phải thực sự sử dụng nó vào phân tích đầu tư, để có thể hiểu rõ hơn những cách sử dụng Bollinger Bands hiệu quả nhất. Cụ thể là các chiến lược sau:

Mua thấp, bán cao

Nhà đầu tư có thể áp dụng chiến thuật mua thấp - bán cao
Nhà đầu tư có thể áp dụng chiến thuật mua thấp – bán cao

Thực ra, với những đặc điểm đã nghiên cứu ở trên thì Bollinger Bands cũng có tính chất như đường kháng cự – hỗ trợ. Dải trên giống kháng cự còn dải dưới sẽ giống hỗ trợ. Bởi vậy mà khi sử dụng chỉ số này vào thực tế thì cũng tương tự khi dùng đường hỗ trợ kháng cự. Cụ thể là:

  • Thực hiện lệnh bán khi dải trên chạm tới mức giá tăng
  • Thực hiện lệnh mua khi dải dưới chạm tới mức giá giảm.

Chiến lược này chính là chiến lược phổ thông nhất với trader khi bước chân vào thị trường đầu tư. Là một chiến lược dễ hiểu và khá dễ phân tích, hiệu quả cũng không hề kém cạnh. Khi giá đang duy trì và chưa xác định được xu hướng thì chiến lược này càng hiệu quả hơn nữa. Nhưng khi mà thị trường nhiều biến động khó lường thì trader cũng dễ gặp rủi ro khi áp dụng. Cách sử dụng này là đơn giản nhất khi sử dụng đường Bollinger Bands. Nhưng yêu cầu tiên quyết là trader phải nắm rõ thị trường và trọng điểm của chiến lược.

Nút thắt cổ chai

Rất khó cho nhà giao dịch có thể nhận biết được tín hiệu về xu hướng giảm mạnh của thị trường. Đó là khi trong một thời gian dài, giá vẫn duy trì biên độ giao động nhỏ hẹp. Nhưng nếu sử dụng chỉ báo Bollinger Bands thì trader có thể nhận ra giá đang có xu hướng hẹp. Điều này là rất dễ dang được nhận ra tại điểm thắt cổ chai. Hình dạng nút cổ chai khi hình thành trên biểu đồ thì thời điểm tốt cho một giao dịch thị trường. Quá trình đặt lệnh như sau:

  • Đặt lệnh mua khi giá vượt qua ngưỡng vùng giá tích lũy chiều đi lên.
  • Dặt lệnh bán khi giá vượt ngưỡng vùng tích lũy chiều đi xuống.

Các hạn chế của chỉ báo Bollinger Bands

  • Không dự đoán được xu hướng breakout của giá: Hạn chế này là nghiêm trọng nhất với quá trình phân tích. Mặc dù giúp thị trường thể hiện biến động rõ hơn trước mắt nhà giao dịch. Nhưng lại không thể dự báo được xu hướng giá là tăng hay giảm. Nên buộc lòng trader phải cần kết hợp với các chỉ báo khác mới có thể nhận được tín hiệu chính xác.
  • Không cho biết thời điểm quá mua và quá bán kết thúc: Hạn chế này cũng gây khó khăn cho giao dịch. Đường Bollinger Bands không thể dự đoán được thời điểm dừng lại của quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Nhà giao dịch phải đặt lệnh cắt lỗ để giảm thiểu thiệt hại nếu chệch với dự đoán. Nhưng chúng tôi vẫn khuyên trader nên đặt lệnh cắt lỗ ở mọi giao dịch vì dự đoán luôn không hoàn toàn chính xác. Hoặc những sự đảo chiều không lường trước được của thị trường.
  • Không còn tin cậy và phù hợp trong một số trường hợp. Chỉ báo này luôn được đánh giá cao khi những biến động của thị trường trong phạm vi nhỏ. Vì chỉ số này sẽ không còn chính xác khi mà thị trường biến động mạnh và nhanh.
Chỉ số Bollinger Bands vẫn còn nhiều hạn chế
Chỉ số Bollinger Bands vẫn còn nhiều hạn chế

Kết luận

Bollinger Bands chính là một trong những công cụ phân tích, chỉ số kỹ thuật quan trọng. Chỉ số này giúp các nhà giao dịch nhận định được thị trường rõ ràng và đơn giản hơn. Tận dụng được ưu điểm của chỉ số này có thể giúp trader kiếm được lợi nhuận lướn khi đầu tư.Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì đường Bollinger Bands vẫn còn những nhược điểm mà nhà giao dịch phải hết sức lưu ý. Để giải quyết và hạn chế thì trader cần phải nắm vững những kiến thức trong bài viết của chúng tôi. Bạn phải thật sự hiểu Bollinger Bands là gì và cần sử dụng nó như thế nào, vào thời điểm nào thì đạt hiệu quả cao nhất. Chúc các nhà giao dịch thành công!

Xem thêm: Mô hình giá Harmonic

Cập nhật: nhamoigioi.net