Đầu tư vào thị trường tài chính luôn là một trong những lĩnh vực hấp dẫn hàng triệu người tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lợi nhuận lớn nhỏ hay khổng lồ cho nhà đầu tư, thì những rủi ro thua lỗ cũng sẽ luôn tiềm ẩn và tồn tại song song. Hiện nay, để bảo vệ phần rủi ro trong đầu tư tài chính, các trader đã có thể thực hiện thông qua CDS – một hình thức tương đương như một loại bảo hiểm cho đối tượng là các rủi ro thua lỗ trong giao dịch đầu tư. Thực tế rất nhiều nhà đầu tư vẫn còn xa lạ với hợp đồng quan trọng này. Vậy hãy cùng tìm hiểu về CDS là gì và mang lại lợi ích gì cho nhà đầu tư.
Mục lục
Tìm hiểu CDS là gì?
CDS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Credit Default Swap. Hiểu đơn giản thì thuật ngữ này dùng để chỉ một loại hình hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Trong thị trường đầu tư tài chính, thì có thể gọi đây là công cụ chứng khoán phái sinh hay hợp đồng trao đổi rủi ro về vỡ nợ tín dụng. Nghĩa là nhà đầu tư có thể sử dụng CDS để bù đắp phần rủi ro tài chính khi đầu tư của bản thân. Cho nên có thể nhận định rằng bản chất của loại hợp đồng này chính là bảo hiểm tài chính. Người mua sẽ trả một mức phí như phí bảo hiểm. Và sẽ nhận lại khoản tiền bồi thường nếu có rủi ro khi đầu tư.
Tuy nhiên, sau này thì CDS đã có sự thay đổi về bản chất. Bởi mục đích sử dụng lúc này là dưới dạng tương tự một loại sản phẩm đầu tư. Những người sở hữu không thật sự gặp vấn đề từ sự cố nào. Bởi chính họ sẽ không nhất thiết buộc phải có trong tay các sản phẩm đầu tư tài chính.
Cách hoạt động
Bản chất của CDS là một loại bảo hiểm rủi ro. Nhưng cách hoạt động và vận hành lại tương tự như các loại chứng khoán phái sinh khác trên thị trường. Cụ thể như sau:
- Trong một cuộc giao dịch có bên mua và bên bán. Giao dịch với nhau về mặt tài chính, dòng tiền. Bên mua sẽ trả một khoản chi phí để mua CDS (phí CDS Spread). Phí này sẽ trả trực tiếp cho bên bán theo quy định thời gian và theo thời hạn ghi trên hợp đồng. Mức phí này sẽ có quan hệ gắn kết với sự uy tín của người vay. Đơn vị trong trường hợp này là điểm cơ bản dưới dạng tỷ lệ % hàng năm. Tỷ lệ này cần phải dựa trên mỗi đơn vị giá trị của hợp đồng.
- Phí CDS sẽ có thể càng tăng lên khi công ty càng ở mức nguy hiểm về rủi ro phá sản. Mức phí sẽ được quy định thêm các mốc thời gian khác nhau. Gồm các mốc là 1 năm, 2 năm, 5 năm hay 10 năm với các mức phí khác nhau.
- Bên bán sẽ chi trả phí bảo hiểm rủi ro theo hợp đồng. Nếu các rủi ro không còn thì mức phí này là 0. Còn nếu gặp trường hợp khi bên vay và bên phát hành trái phiếu vỡ nợ thì mức phí sẽ bằng với khoản vay theo hợp đồng.
Ưu – nhược điểm của CDS là gì?
Ưu điểm:
- CDS có thể làm bảo hiểm rủi ro đầu tư, vừa làm sản phẩm đầu tư cho trader.
- Hợp đồng này giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp,… có thể phòng trừ rủi ro tài chính.
- Hỗ trợ nhà đầu tư có thể nhận được khoản tiền lợi nhuận nếu dự đoán được khả năng rủi ro của đối tượng.
Nhược điểm của CDS là gì?
- Thị trường của loại hình bảo hiểm này rất khó để có thể kiểm soát tối ưu. Có thể xảy ra trường hợp là bên mua không thể chấp thuận các quy định theo hợp đồng. Do khả năng tài chính của bên mua không đủ đáp ứng.
- Các bên tham gia CDS có thể tiến hành vay mượn không có giới hạn. Vì thực chất thì bất kể là ai đều có quyền sở hữu cho mình một hợp đồng CDS. Khiến nó trở thành một công cụ phái sinh có nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Xem thêm: Hỗ trợ thanh toán Findo
Nhà đầu tư nên lựa chọn CDS hay không?
Mỗi nhà đầu tư khi quyết định tham gia vào thị trường tài chính thì nên mua CDS cho mình. Một mặt là để phòng ngừa rủi ro tài chính cho bản thân. Mặt khác là để tìm kiếm thêm cơ hội lợi nhuận.
Cụ thể như sau:
- Đầu tư: Đầu tư luôn là việc mua vào khi rẻ và bán ra khi tăng giá để thu lợi nhuận từ chênh lệch mua – bán. Khi mua CDS, nhà đầu tư có thể bán đi bảo hiểm này cho người khác. Trong trường hợp chắc rằng tín nhiệm tín dụng của công ty hay bên bán sẽ có thể tăng cao. Nhằm có thể có thêm một điều kiện đánh giá mức độ uy tín của công ty, doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ chênh lệch giá: Nếu cổ phiếu của doanh nghiệp tăng giá, thì mức hoán đổi tín dụng CDS sẽ tăng. Nếu doanh nghiệp có xu hương thối lui khỏi thị trường, thì hoán đổi tín dụng cũng lỏng lẻo khiến cổ phiếu có xu hướng rớt giá.
- Bảo hiểm rủi ro Hedging: Trader sẽ phòng tránh được những biến động rủi ro bất ngờ. Ngoài ra, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng còn có thể giúp các ngân hàng mở rộng kênh thanh toán tín dụng mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ với bên cho vay.
Tóm lại
CDS là một trong những hợp đồng hoán đổi tín dụng rui ro cực kì quan trọng trong chiến lược đầu tư của mỗi nhà giao dịch tài chính. Vì vậy, nắm bắt những thông tin về CDS là gì, cách thức hoạt động của loại hợp đồng này như thế nào là cực kì cần thiết với mỗi một trader. Hi vọng rằng với bài viết này, bạn đọ đã có được cho mình những kiến thức tổng quan nhất. Bởi lẽ CDS không chỉ là bảo hiểm rủi ro, mà còn là cơ hội tài chính cho bạn.
Xem thêm: Bảo hiểm Cathay Life
Tổng hợp: Nhamoigioi.net