AML là gì? KYC là gì? Vai trò của AML và KYC với an ninh tài chính?

Dịch vụ, nhu cầu về các loại hình tiền mã hóa đang ngày một tăng lên trong lĩnh vực tài chính hiện nay. Ngành công nghiệp Fintech này phát triển nhanh chóng cũng đã kéo theo sự gia tăng về các quy định, điều luật mới. Bởi vốn dĩ thị trường tiền ảo chính là một trong những phương tiện hàng đầu cho những “kế hoạch tội phạm tài chính”. Chính vì vậy, KYC và AML chính là những thuật ngữ cực kì quan trọng và quen thuộc khi tham gia vào thị trường này. Chống rửa tiền AML và Xác minh khách hàng KYC cũng chính là những công cụ quan trọng hàng đầu đối với vấn đề bảo vệ an ninh thị trường tiền ảo nói riêng và thị trường tài chính thế giới nói chung.

Trong 5 năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh hơn việc xây dựng nên những hệ thống quy định cực kì mạnh tay, nhằm đảm bảo an toàn cho lĩnh vực đầu tư giao dịch tiền điện tử. Nguy cơ lớn nhất của thị trường này chính là xâm phạm, giả mạo danh tính người dùng và sở hữu tiền ảo, cùng với đó là nguy cơ rửa tiền bất hợp pháp khiến tài chính lũng loạn và mất kiểm soát. Chính vì vậy, các quy định về xác minh danh tính KYC và chống rửa tiền AML đã được được ban hành. Vậy cụ thể thì AML là gì, KYC là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào với quy trình đầu tư giao dịch tiền ảo của các nhà đầu tư hiện nay?

Tìm hiểu AML là gì?

AML có tên đầy đủ là Anti-Money Laundering, bao gồm hệ thống các quy định, nguyên tắc và điều luật trong việc bảo vệ an ninh tài chính. Cụ thể là ngăn chặn tình trạng tẩu tán và rửa tiền bất hợp pháp trên thị trường. Hiện nay AML đang có mối liên hệ chặt chẽ với FATF – Lực lượng đặc nhiệm Tài chính quốc tế. Lực lượng này được thành lập vào năm 1989 với mục tiêu duy trì an ninh tài chính nhằm khuyến khích thúc đẩy các hợp tác quốc tế. AML được xây dựng dựa trên tiêu chí hoàn thiện biện pháp chống khủng bố tài chính, gian lận thuế và các vụ việc liên quan tới buôn lậu, rửa tiền,… Các quy định của AML sẽ có sự khác biệt ở các nước khác nhau.

Vấn đề về an ninh tài chính là vấn đề chung toàn cầu. Vì vậy quy chế AML giữa các quốc gia sẽ có sự liên kết với nhau. Cụ thể hơn là sẽ chia sẻ những tiêu chuẩn AML cho nhau. Ngày nay, công nghệ phát triển kéo theo những vấn đề rửa tiền, vi phạm tài chính ngày càng tinh vi. AML sẽ chịu trách nhiệm cảnh báo nếu phát hiện những vi vấn sai phạm. Những hành vi đáng ngờ bao gồm chuyển một số lượng tiền lớn, đưa tiền ra vào nhiều lần trong tài khoản. Phần mềm này cũng sẽ tiến hành kiểm tra chéo người dùng theo danh sách. Và còn có thể sử dụng để giám sát tất cả các tài sản hay tiền pháp định chứ không chỉ riêng tiền điện tử.

AML là chương trình chống rửa tiền
AML là chương trình chống rửa tiền

Lịch sử phát triển của cơ chế chống rửa tiền

Từ năm 1989, những sáng kiến nhằm chống lại nguy cơ mất an toàn trong thị trường tài chính, đặc biệt là trong công cuộc chống rửa tiền đã ngày càng trở nên gấp thiết. Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF) đa được thành lập. Tháng 10 năm 2001, lực lượng này đã quyết định đề ra mục tiêu hoạt động. Bao gồm ngăn chặn rửa tiền và ngăn chặn tài trợ khủng bố trên toàn cầu. IMF cũng là một tổ chức khác cực kì quan trọng đồng hành cùng FATF. Đây là Quỹ tiền tệ quốc tế, buộc 189 quốc gia thành viên phải tuân thủ theo tất cả nguyên tắc về phòng chống, ngăn chặn những gian lận tài chính. Đặc biệt là nói không với tài trợ khủng bố tại bất cứ đâu và ở bất cứ thời điểm nào.

Các quy định của AML sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để có thể theo kịp được tốc độ và quy mô phát triển của thị trường tiền điện tử. Vốn dĩ, với sự thay đổi mỗi ngày của công nghệ Blockchain buộc những quy chế của AML cũng phải liên tục thay đổi thủ tục. Nhưng chắc chắn rằng không phải mọi sự thay đổi đều là hữu ích. Bởi nếu quy định càng thêm chặt chẽ, tính ẩn danh của giao dịch tiền ảo càng chịu ảnh hưởng. Vốn dĩ các nhà đầu tư yêu thích tính chất này của tiền ảo. Chính vì thế, vô hình chung, an ninh tài chính đã có phần đi ngược lại với bản chất của tiền điện tử.

Những đối tượng của AML

Các điều luật hay quy định pháp lý thì đều cùng chung đối tượng là kẻ phạm tội. Tương tự, với hệ thống chống rửa tiền AML, đối tượng được nhắm vào chính là các tội phạm tài chính. Bao gồm những kẻ thao túng thị trường, tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế hay buôn bán trái pháp luật. Kèm theo những đối tượng là người bao che, tiếp tay cho những tội phạm trên hoặc liên quan tới số tiền bất hợp pháp đó. Việc rửa tiền bằng các hình thức truyền thống đã không có khả năng thực hiện. Vậy nên lựa chọn phương thức thông qua giao dịch mua bán tiền ảo đang được nhiều tội phạm nhắm tới. Bởi tính chất đầu tư của thị trường này khá đặc biệt. Luật lệ đầu tư giao dịch còn khá nhiều lỗ hổng.

Cụ thể, tội phạm rửa tiền có thể phân tán số tiền thành các khoản vốn đầu tư nhỏ hơn. Giao dịch có thể tại thị trường trong nước hoặc ở nước ngoài. Chúng dùng lượng tiền mặt đó để mua bán, đổi sang một hoặc nhiều loại hình tiền ảo. Tìm tới những nhà môi giới “trong nghề” để được tiếp tay. Các nhà môi giới này sẽ giúp tội phạm thực hiện mua bán tiền ảo trái phép. Sau đó nhận một khoản tiền hoa hồng kếch xù. Chính vậy, AML đã đưa ra quy tắc về thời gian về tiền gửi, hạn mức tối thiểu là 5 ngày. Điều này nhằm hệ thống có thể quản lý rủi ro cũng như phòng chống rửa tiền. Tuy chỉ là một biện pháp nhỏ nhưng lại có tác động sâu rộng cho toàn bộ thị trường.

Các cấp nhân viên chấp hành AML

Những nhân viên đóng vai trò trong hệ thống quản lý và tuân thủ AML đều có nhiều trách nhiệm. Đặc biệt là trong việc triển khai hay kiểm soát những quy định nghiêm ngặt trong hệ thống nội bộ. Các hoạt động rửa tiền sẽ luôn luôn được sàng lọc, kiểm tra và giám sát bởi những nhân viên này. Đảm bảo chắc chắn rằng tỏ chức sẽ không tồn tại những hành vi trái phép, đảm bảo không tạo cơ hội hay môi trường cho tội phạm tài chính. Với mỗi quốc gia khác nhau, quy định cho nhân viên tuân thủ chính sách AML cũng có sự khác biệt. Cụ thể là sẽ nhân đôi quy định và chiến thuật của AML theo khu vực pháp lý.

Nhiệm vụ của nhân viên tuân thủ AML

Những nhiệm vụ cụ thể của những nhân viên này bao gồm:

  • Hỗ trợ quá trình xây dựng và thực hiện chương trình chống rửa tiền tại tổ chức.
  • Có nhiệm vụ đảm bảo tổ chức chấp hành đúng và đủ chương trình AML.
  • Luôn chú trọng vào xây dựng và phát triển hệ thống quỷ lý rủi ro cho các vấn đề liên quan đến rửa tiền. Bao gồm khách hàng, dịch vụ, tài sản và sản phẩm
  • Lưu trữ, ghi chú lại thông tin và hồ sơ của khách hàng có rủi ro cao. Nếu có dấu hiệu vi phạm thì phải báo cáo ngay cho hệ thống quản lý.
  • Kiểm tra và đánh giá theo kỳ hạn với những tổ chức thứ 3 hay trung gian. Nhắc nhở, khuyến nghị tuân thủ dựa trên những phát hiện của họ.
  • Báo cáo theo định kỳ  về tình hình của chương trình chống rửa tiền AML trong tổ chức cho quản lý.
  • Xây dựng, giám sát việc thực hiện đào tạo cho những nhân viên khác của tổ chức về chương trình chống rửa tiền.

Chương trình tuân thủ AML là gì?

Mọi tổ chức tài chính đều cần tuân thủ AML
Mọi tổ chức tài chính đều cần tuân thủ AML

Chương trình tuân thủ AML nhằm giúp tổ chức nhanh chóng và kịp thời nắm bắt, phát hiện ra những dấu hiệu đáng ngờ trong hệ thống của mình. Bao gồm những vấn đề liên quan tới vi phạm, đe dọa an ninh tài chính tổ chức, hoặc các vấn đề liên quan tới rửa tiền, lừa đảo, trốn thuế. Đặc biệt là các dấu hiệu về tài trợ khủng bố. Từ đó có thể kịp thời báo cáo tới quản lý tổ chức và các cơ quan có quyền hạn. Thực tế, không phải lúc nào đánh giá về AML cũng là đánh giá mức độ hiệu quả của việc quản lý và thi hành các chính sách nội bộ về chống rửa tiền. Mà còn cần phải đánh giá trên góc độ kiểm soát rủi ro hoạt động của khách hàng trong tổ chức của mình.

Các nhân viên chấp hành AML sẽ trực tiếp theo sát mọi quy trình của nền tảng an ninh tài chính này. Sức mạnh của AML chính là nền tảng vững chắc về thị trường và người dùng trong thị trường. Đào tạo nhưungx nhân viên chấp hành có hiểu biết và kinh nghiệm. Đồng thời là sự chặt chẽ trong các quy định, điều luật chung. Đảm bảo mọi cấp độ trong tổ chức đều tuân thủ nghiêm chỉnh hệ thống điều luật này.

Hoạt động của chương trình Chống rửa tiền

Các tổ chức để tiến hành điều tra hoạt động tài chính của khách hàng. Thông qua việc phát hành thẻ tín dụng, hay mở tài khoản cho khách hàng. Điều này sẽ đảm bảo được rằng liệu khách hàng của mình có dấu hiệu rửa tiền hay tiếp hay cho rửa tiền hay không. Quan trọng là với những nguồn tiền lớn trong tài khoản của khách hàng. Thì tổ chức cần truy xét được nguồn gốc nguồn tiền. Cần báo cáo lên nếu nguồn tiền giao dịch tiền mặt trên 10 nghìn USD. Hay giám sát xem có những hoạt động nào đáng ngờ hay không. Đảm bảo rằng mọi khách hàng của mình đều nắm được đầy đủ những nguyên tắc và điều luật này một cách chính xác và đầy đủ.

Hệ thống chống rửa tiền AML của Financial Action Task Force đã được công nhận toàn cầu trong suốt năm 1989. Mục tiêu quan trọng chính là duy trì, nâng cao những lợi thế trong hoạt động tài chính. Đồng thời hỗ trợ các vấn đề về đạo đức và ổn định pháp lý của tài chính tiền tệ thế giới. Vì tiền là dạng tài sản có giới hạn, ổn định dòng tiền chính là nhiệm vụ hàng đầu của kinh tế tài chính. Nếu mất cân đối, kinh tế hay giá trị đồng tiền của một quốc gia có thể bị đe dọa nghiêm trọng. Có thể tạo nên những hậu quả khó kiểm soát, tê liệt và xói mòn nền kinh tế.

Giảm tội phạm tổng thể nhờ AML

Nếu có bất cứ sự mập mờ hay đáng ngờ nào xảy ra. Thì trung tâm điều tra thuộc AML sẽ ngay lập tức điều tra, tra xét hồ sơ người dùng.Các giao dịch tài chính quan trọng đều sẽ lưu trữ lại hồ sơ của các bên tham gia. Vì vậy, việc tra xét ra thông tin của đối tượng phạm tội là khá nhanh và hiệu quả. Nhưng ngoài ra tỏng những trường hợp và điều kiện đặc biệt khác. Thì các phương pháp khác sẽ khả qian hơn việc truy xét thông tin dựa vào giao dịch trên hệ thống.

Rửa tiền là nhằm sử dụng những dòng tiền phi pháp để biến chúng thành tiền hợp pháp. Việc giảm tội phạm rửa tiền tổng thể hiệu quả nhất chính là đóng cửa dòng tiền lại. Ngăn chặn mọi cơ hội rửa tiền của các tội phạm này. Cũng có thể nói rằng giảm tội phạm tổng thể hiệu quả nhất chính là chống rửa tiền. Mặt khác, nếu là những vi phạm trong tham ô tham nhũng tiền. Thì có thể thông qua cách truy xét nguồn gốc của dòng tiền đó. Các khoản tiền đáng ngờ sẽ được trả lại cho tổ chức hay cá nhân. Nhưng lại không thể vô hiệu hóa tội phạm ngay từ ban đầu được.

Nhóm thức thi chương trình chống rửa tiền

Financial Action Task Force (FATF): Cơ quan thuộc quản lý của chính phủ. Quản lý, giám sát quy chế phòng – ngăn chặn – xử lý các vấn đề rửa tiền bất hợp pháp. Đồng thời đẩy mạnh mô hình, hệ thống điều luật tới các tổ chức, cá nhân hoạt động trong thị trường tài chính. Đồng thời, FATF thiết lập và thực hiện quy định chống tài trợ khủng bố. Và những đe dọa khác ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới an ninh tài chính toàn cầu. FATF đưa ra hàng loạt khuyến nghị cho 35 quốc gia thành viên và 2 tổ chức khu vực. Tất cả đều đã được thông qua và chính thức đưa vào hệ thống điều luật các nước từ tháng 2 năm 2012.

International Monetary Fund (IMF): Quỹ tiền tệ quốc tế với 189 quốc gia thành, phát triển từ năm 2000. Sau loạt khủng bố vào tháng 11/2001, IMF đã tăng cường các điều khoản trong việc chống tài trợ khủng bố. Mạnh tay đánh giá tiêu chuẩn quốc tế về chống khủng bố với các quốc gia thành viên. Cơ quan này đặt trọng tâm vào việc quan sát, đánh giá tác động của rửa tiền và tài trợ khủng bố với thị trường tài chính của mỗi quốc gia thành viên. Đây cũng là một diễn dàn quốc tế, các thành viên có thể trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm phát triển giải pháp chung. Ngăn chặn kịp thời những điều đáng ngờ với các tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.

KYC là gì?

KYC là xác minh danh tính khách hàng
KYC là xác minh danh tính khách hàng

Sau khi tìm hiểu về AML là gì, thì một thuật ngữ cực kì quan trọng có liên quan chính là KYC. Thuật ngữ này có tên đầy đủ là Know Your Customer. Là việc xác minh khách hàng trong hệ thống giao dịch trên các sàn tiền mã hóa của thị trường. Hệ thống các sàn tiền ảo sẽ có thể đánh giá được tính hợp pháp cũng như uy tín của khách hàng thông qua xác minh danh tính. Những tổ chức như ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác sẽ sử dụng KYC nhiều nhất. Bởi việc xác minh danh tính giúp phân loại được giữa khách hàng có hợp pháp hay không. Là một khách hàng uy tín hay có tiền sự hay dấu hiệu của một tội phạm tài chính.

Thực tế, xác minh danh tính là một trong những việc quan tọng mà các tổ chức buộc phải thực hiện trong nhiều năm nay. Bởi nếu khách hàng của mình có nguy cơ vỡ nợ, lừa đảo hay tham gia những hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền thì cực kì nguy hiểm. Ảnh hưởng rất lớn tới mọi tổ chức tài chính có liên quan. Hiện nay, các doanh nghiệp cũng ứng dụng KYC rộng rãi. Các tổ chức phát hành tiền mã hóa sẽ phải đảm bảo tuân thủ KYC. Bao gồm quản lý và thiết lập hồ sơ của tất cả khách hàng. Đảm bảo an toàn tài chính cho tổ chức và các khách hàng khác. Tránh được những rủi ro trong chi phí tài chính hay các hậu quả tư pháp tiềm ẩn.

Xác minh KYC để làm gì?

Ban đầu, KYC được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990 tại Hoa Kỳ. Nhất là sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 thì các quy định này càng thêm thắt chặt hơn. Cụ thể là nguồn gốc của nguồn tiền đều được truy xét nghiêm túc và tới nơi tới chốn. Điều này sẽ hạn chế tối đa những hoạt động đáng ngờ về tội phạm tài chính. Đảm bảo an tòn cho các bên liên quan trong mô hình hệ thống tài chính của các quốc gia trên thế giới. Các lý do cụ thể hơn về việc phải xác minh KYC có thể được hiểu như sau:

Xác định các hành vi trộm cắp danh tính

Đánh cắp danh tính là một trong những nguy cơ hàng đầu với các nhà đầu tư giao dịch tiền điện tử. Vậy nên điều này trở này lí do hàng đầu để xây dựng nên hệ thống KYC. Danh tính pháp lý của mỗi khách hàng đều được xác nhận dựa vào các bằng chứng khách hàng cung cấp. Vấn đề này đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây. Bởi việc làm giả mạo tài khoản ngân hàng bằng danh tính ăn cắp gần như là không thể xảy ra. Chỉ xảy ra trong trường hợp hệ thống có người tiếp tay bằng cách giúp chuyển đổi giấy tờ mà thôi.

Một khi danh tính của một người bị đánh cắp. Sau đó sử dụng danh tính đó làm những hoạt động trái phép về tài chính. Thì mọi trách nhiệm đều do chủ danh tính thực chịu. Nghĩa là vừa bị ăn cắp danh tính và vừa phải chịu trách nhiệm không phải do mình gây ra. Nhưng khi hệ thống xác minh danh tính KYC được xây dựng nên. Thì các ngân hàng hay tổ chức tài chính đều có thể xác minh chính xác danh tính. Từ đó ngăn chặn được mọi tài khoản giả mạo thông qua các hồ sơ chủ tài khoản được lưu trữ trong hệ thống. Và đảm bảo rằng những dịch vụ tài chính của mình sẽ chỉ cấp cho những chủ tài khoản hợp pháp và chính xác.

Hỗ trợ AML phát hiện tội phạm tài trợ khủng bố

Việc ngăn chặn những hoạt động tài trợ khủng bố chính là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tài chính nói riêng và an ninh hòa bình thế giới nói chung. Bởi chính phủ Hoa Kỳ đã có phát hiện trong vấn đề này. Đó là có khá nhiều cá nhân và tổ chức đang sử dụng tiền để tài trợ cho các hoạt động khủng bố. Thông thường, tiền sẽ đến tay những kẻ khủng bố thông qua tài khoản Sell. Do các doanh nghiệp tại Mỹ “tạo tiền”. Cơ quan chính phủ đã tìm cách liên kết tên và tài khoản của các nghi phạm. Để từ đó có thể ngăn chặn chính xác nguồn tài trợ này cho khủng bố.

Đầu tiên, tìm kiếm, rà soát thông tin và hồ sơ của toàn bộ những tài khoản liên quan hay thuộc sở hữu của những tội phạm. Sau đó ngăn chặn hoạt động đổi tiền của chúng. KYC sẽ được đưa vào quy trình này nhằm theo dõi hành động của nguồn tiền. Hỗ trợ AML ngăn chặn các nguy cơ khủng bố thông qua việc ngăn chặn tài trợ khủng bố. Hiện tại, ở Mỹ đang có hàng triệu nạn nhân bị đánh cắp danh tính mỗi năm. Tội phạm sẽ sử dụng danh tính đánh cắp để mở các tài khoản tài chính gian lận. Tìm cắp tài trợ cho những phân tử khủng bố trên thế giới.

Hỗ trợ AML phát hiện tội phạm rửa tiền

KYC hỗ trợ phát hiện tội phạm rửa tiền
KYC hỗ trợ phát hiện tội phạm rửa tiền

Nhiều tội phạm lựa chọn hình thức rửa tiền thông qua giao dịch tiền ảo và sự liên kết tài khoản sàn tiền ảo với các ngân hàng. Tương tự như việc tài trợ khủng bố, những kẻ rửa tiền sẽ tạo tài khoản giả trong ngân hàng. Sử dụng chúng để lưu trữ nguồn tiền của mình. Bằng cách phân chia khối lượng tiền thành nhiều phần nhỏ hơn vào một danh sách tài khoản. Điều này sẽ tránh được những nghi ngờ từ ngân hàng và cơ quan chức năng. Sau đó, thông qua các phương thức khác nhau như đầu tư tiền ảo và các phương thức khác để tiến hành rửa tiền.

Rửa tiền nghĩa là chuyển tiền theo những phương thức bất hợp pháp. Biến những đồng tiền có được trái pháp luật thành tiền hợp pháp. Khi sử dụng KYC trong việc theo dõi xác minh danh tính. Thì chính phủ có thể thông qua đó để theo dõi tài khoản và phương thức. Đồng thời giám sát được hoạt động của những nguồn tiền xem có gì đáng nghi hay không. Nhờ vào KYC, các tội phạm rửa tiền có thể được tìm thấy nhanh hơn. Hỗ trợ rất lớn cho hệ thống chống rửa tiền AML.

Phát hiện gian lận tài chính

Gian lận tài chính cũng sẽ được KYC hỗ trợ phát hiện ra. Kể cả những loại hình gian lận tài chính đơn giản hay loại hình phức tạp nhất. Chính là sử dụng ID giả hoặc đánh cắp ID sau đó thiết lập các tài khoản giả để tiến hành phạm tội và gian lận tài chính. Tiếp theo, tội phạm sẽ điền vào đơn xin vay tiền, lừa ngân hàng lấy số tiền huy động được từ các nguồn vay. Bởi những năm gần đây, các ngân hàng đã hỗ trợ nhiều hơn và dễ dàng hơn cho khách hàng muốn vay vốn.  Để tránh việc  này, KYC đã được đưa vào quy trình làm việc của các ngân hàng.

Chính phủ đã đưa vào Đạo luật Bảo mật Ngân hàng và Đạo luật Yêu nước để chấm dứt các hoạt động này. Chương trình Nhận dạng Khách hàng (còn được gọi là CIP). Đã được quy định trong Đạo luật Yêu nước để giúp các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Hạn chế các hoạt động tài chính bất hợp pháp.

Xem thêm: Black Card – Thẻ đen

Cách sử dụng KYC

KYC ban đầu được xây dựng cho các ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng. Hiện nay, đã được nhân rộng mô hình xác minh danh tính này ra nhiều doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể tiếp cận được những thủ tục với KYC. Thì có thể sử dụng 1 trong 4 cách tiếp cận thông qua chính sách chấp nhận khách hàng của doanh nghiệp; thủ tục nhận dạng xác nhận khách hàng; giám sát chặt chẽ giao dịch và quản lý rủi ro tài chính. Bên cạnh đóm để kiểm soát việc xác minh danh tính thì các tổ chức nên thực hiện như sau:

  • Quản lý hệ thống tài liệu hồ sơ nhận dạng.
  • Đối chiếu thường xuyên các hồ sơ với hệ thống danh tính hợp pháp trên toàn cầu.
  • Nhận dạng và xác định rủi ro phát sinh từ khách hàng. Bao gồm các hoạt động phạm tội kinh tế như rửa tiền, khủng bố hay ăn cắp danh tính.
  • Giám sát các hành vi với tài khoản và giao dịch của khách hàng.

Chính sách chấp nhận khách hàng

Bao gồm hệ thống quy định quan trọng nhằm tiếp cận và tiếp nhận khách hàng mới. Bao gồm những tiêu chí, điều kiện cần và đủ cùng với yêu cầu về những tài liệu. Phục vụ cho việc thực thi các chính sách chấp nhận khách hàng. Những giấy tờ quan trọng mà khách hàng cần phải cung cấp. Đó là giấy tờ tùy thân cá nhân, giấy tờ tùy thân có ảnh, bằng chứng xác minh địa chỉ, v.v. Tổ chức tài chính sẽ có thể xác thực danh tính khách hàng của mình thông qua những tài liệu này. Cũng được coi là những tài liệu có giá trị nhất trong quá trình xác minh danh tính KYC.

Thủ tục nhận dạng khách hàng

Nhận dạng khách hàng thông qua các thông tin danh tính
Nhận dạng khách hàng thông qua các thông tin danh tính

Các khách hàng nếu muốn mở tài khoản thì phải đảm bảo được đầy đủ những yêu cầu thông tin cơ bản. Bao gồm tên, ngày sinh, địa chỉ và mã số của mình. Tuy vậy, thông tin này vẫn chưa là những điều kiện đủ cho các tổ chức trong việc tiến hành KYC. Thời gian mà tổ chức xác nhận nguồn tin tức này cũng phải hợp lý. Các thông tin này sẽ được đối chiếu với thông tin nhận được với các cơ quan báo cáo về người tiêu dùng, cơ sở dữ liệu công khai và danh sách theo dõi. Từ đó, xây dựng nên nền tảng của các thông lệ CIP và tuân thủ chống rửa tiền.

Bản chết thì những chính sách này sẽ chung nguồn dữ liệu. Nhưng các loại hồ sơ rủi ro sẽ làm ảnh thưởng tới những thông lệ CIP. Bao gồm các rủi ro về dịch vụ được cung cấp. Vì vậy, yêu cầu phải tập hợp, thống kê đầy đủ các yếu tố như:

  • Loại tài khoản được cung cấp
  • Thủ tục mở tài khoản của ngân hàng
  • Loại và chất lượng thông tin có sẵn
  • Vị trí của ngân hàng, loại sản phẩm, cơ sở khách hàng và quy mô.

Giám sát giao dịch

Thông thường, các tổ chức tài chính sẽ xem xét kỹ lưỡng các giấy tờ tùy thân. Do Chính phủ cấp trong nỗ lực thiết lập danh tính pháp lý của người đó. Các giấy tờ tùy thân không được hết hạn và phải còn giá trị. Những tài liệu này có thể bao gồm bằng lái xe và hộ chiếu. Tài liệu cần có hình ảnh của cá nhân cũng như hiển thị quốc tịch. Đây là những yêu cầu tối thiểu để các tổ chức chấp nhận nhận dạng do Chính phủ cấp. Tuy nhiên, các tổ chức có thể chấp nhận các tài liệu khác. Mà họ cho là phù hợp để đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ CIP. Tại mọi thời điểm, các tài liệu cần phải đủ hợp lý để xác lập danh tính của người được đề cập.

Tình huống tốt nhất yêu cầu cung cấp nhiều hơn một tài liệu. Để thiết lập danh tính và tính hợp pháp của người đó. Trong những trường hợp như vậy, mọi nghi ngờ có thể nảy sinh từ một tài liệu có thể được giảm thiểu bằng tài liệu hỗ trợ.

Xác minh danh tính điện tử

Phương pháp xác minh danh tính điện tử được các tổ chức sử dụng rộng rãi. Việc này nhắm tăng tính tiện lợi cho người dùng. Tăng cường tính hiệu quả của khả năng giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính. Phương pháp này sẽ giảm tải được các vấn đề liên quan tới thủ tục giấy tờ. Nhưng vẫn đảm bảo là hợp pháp và cung cấp một số cơ chế kiểm soát rủi ro ở mức cao nhất. Tổ chức sẽ liên hệ với khách hàng, thiết lập hồ sơ thông qua đối chiếu với lịch sử giao dịch tài chính tại nhiều tổ chức tài chính khác. Nhưng tính tin cậy thì không cao như các phương pháp trên.

Hoặc các tổ chức tài chính kết hợp giữa xác minh danh tính điện tử và xác minh danh tính theo tài liệu. Vậy thì KYC càng thêm hiệu quả, tổ chức cũng coi như có tận 2 lớp xác minh danh tính. Vừa giữ nguyên tính tiện lợi vừa thêm một tầng bảo vệ nghiêm ngặt hơn.

Xử lý với những rủi ro

KYC đảm bảo loại bỏ những rủi ro về danh tính
KYC đảm bảo loại bỏ những rủi ro về danh tính

Công việc của CIP không chỉ giới hạn trong việc duy trì các thủ tục và thông lệ để xác minh. Nó cũng đưa ra các bước để đối phó với các trường hợp rủi ro. Bây giờ, trường hợp rủi ro hoặc trường hợp cạnh tranh là gì? Trường hợp rủi ro đề cập đến các tình huống có những rào cản. Để xác minh danh tính của người đó một cách rõ ràng. Điều này có thể xảy ra khi người đó không có tài liệu nhận dạng. Hoặc nếu loại tài liệu không được tổ chức công nhận. Nó cũng có thể xảy ra nếu khách hàng không bao giờ có thể trực tiếp đến ngân hàng hoặc tổ chức.

Do đó, các quy định bắt buộc các tổ chức CIP cũng phải kết hợp các thủ tục để xử lý các tình huống như vậy khi hệ số rủi ro lớn hơn các trường hợp thông thường. Ví dụ về những trường hợp này là khi không thể xác định một cách chắc chắn danh tính. Hoặc khi ngân hàng yêu cầu nhiều tài liệu hơn bình thường. Ngay cả các tình huống khi ngân hàng cần nộp báo cáo hoạt động đáng ngờ (SAR) cũng cần được đề cập. Ngoài ra, việc danh tính được thiết lập tại thời điểm mở tài khoản ngân hàng là chưa đủ. Trên thực tế, danh tính phải được giữ nguyên miễn là tài khoản được mở. Với tổ chức và sau đó 5 năm. Do đó, cần phải theo dõi thường xuyên tính hợp lệ của tài liệu.

AML và KYC có gì khác biệt?

Thực tế, do có khá nhiều điểm chung nên thường thì các tổ chức tài chính sẽ không quá rạch ròi KYC và AML. Nhưng điều này là vi phạm quy định và sẽ phải chịu phạt. KYC chỉ chịu trách nhiệm trong việc xác minh danh tính khách hàng. Nhằm giúp tổ chức tiếp cận và nắm bắt thông tin khách hàng đầy đủ và rõ ràng hơn. Từ đó có thể quản lý rủi ro một cách hiệu quả hơn. Còn AML thì bao gồm nhiều nhiệm vụ và mục tiêu rộng lớn hơn. Liên quan tới an ninh tài chính thế giới. Thực tế thì KYC là một phần trong chuỗi chương trình chống rửa tiền AML mà thôi.

Sự siêng năng kiểm tra khách hàng (CDD) là một quy trình KYC cơ bản. Trong đó dữ liệu của khách hàng như bằng chứng nhận dạng. Và địa chỉ được thu thập và sử dụng để đánh giá hồ sơ rủi ro của khách hàng. Cẩn thận Thẩm định Nâng cao (EDD) là một quy trình KYC nâng cao. Dành cho những khách hàng có rủi ro cao. Nói chung, những khách hàng được xếp vào nhóm rủi ro cao. Sau CDD dễ bị rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Do đó chúng được quy định và giám sát theo các chỉ tiêu quy định. Thủ tục EDD bao gồm xác minh thông tin Quyền sở hữu có lợi cuối cùng (UBO) và những người tiếp xúc chính trị (PEP). Giám sát giao dịch cũng là một yếu tố chính của EDD.

Làm sao để tuân thủ AML hiệu quả?

  • Cập nhật thông tin: Thực tế, luật pháp và chương trình AML luôn phát triển. Nên tổ chức, cá nhân cần theo dõi thông tin, quy định của tìa chính thế giới từ nhiều nguồn tin cậy.
  • Biết khách hàng của bạn: Khung tuân thủ KYC toàn diện bao gồm các thủ tục chi tiết về Nhận dạng & Xác minh Khách hàng; Sự siêng năng đến hạn của Khách hàng; và Sự siêng năng Thẩm định Nâng cao là điều cần thiết.
  • Xây dựng văn hóa tổ chức có trách nhiệm: Vì tuân thủ AML yêu cầu các chính sách và quy trình được áp dụng nhất quán trong toàn tổ chức. Nên điều quan trọng là phải có văn hóa thực hành đạo đức được truyền đạt từ cấp trên xuống. Việc đào tạo thường xuyên cho tất cả mọi người trong công ty. Với sự tham gia mạnh mẽ của Ban lãnh đạo cao nhất. Bao gồm cả các Thành viên Hội đồng quản trị, là điều cần thiết.
  • Đánh giá và định lượng rủi ro một cách rộng rãi hơn: Thực hiện một cách tiếp cận toàn diện hơn. Để đánh giá và định lượng rủi ro dựa trên quyền tài phán của bạn; quốc gia cư trú của khách hàng, cũng như các tính năng kỹ thuật của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro của bạn, Ma trận rủi ro được đặt tên chung. Nên tính đến chính sách của bạn đối với các doanh nghiệp liên kết và quan hệ đối tác.
Tuân thủ AML làm thế nào để hiệu quả?
Tuân thủ AML làm thế nào để hiệu quả?

Tổng kết

Với những giao dịch trên thị trường tiền điện tử, chương trình chống rửa tiền AML là vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc này khiến thời gian giao dịch đầu tư của nhà giao dịch có thể lâu hơn. Nhưng lại đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống giao dịch. Đảm bảo cả cho an ninh tài chính toàn cầu. Thực tế, chính phủ các nước vẫn chưa thể chăn chặn được mọi hoạt động rửa tiền, nên việc thực hiện chương trình chống rửa tiền này sẽ đem lại những sự đảm bảo cần thiết hơn thị trường. Nhờ sự hỗ trợ của KYC và hệ thống công nghệ kĩ thuật hiện đại. Các trường hợp rửa tiền đặc biệt là qua các sàn tiền ảo đang được kiểm soát ở một mức độ tốt nhất.

Như vậy là chúng tôi đã cùng với bạn đọc tìm hiểu về chương trình chống rửa tiền AML là gì. Và các kiến thức khác xoay quanh đến vấn đề này, cùng với những thông tin về xác minh danh tính KYC. Đây là một trong những “công việc” của các tổ chức tài chính hay chính phủ các nước trong việc duy trì đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về AML và KYC, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé!

Xem thêm: Cục dự trữ Liên bang FED

Tổng hợp: nhamoigioi.net