Questra là gì? Là kênh đầu tư an toàn hay lừa đảo?

Một dạo gần đây, nổi lên một kênh đầu tư theo dạng gửi tiền và nhận lãi suất lên tới 7% tuần. Đây là một con số tỷ lệ lãi suất rất lớn trong thị trường ký gửi tài chính từ trước tới nay. Đó chính là Questra – một doanh nghiệp kêu gọi vốn đầu tư đã tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam từ năm 2017. Ban đầu, nó đã thu hút rất nhiều trader bỏ tiền vào để lấy lãi. Hiện nay, thay vì trở nên nổi tiếng vì uy tín thị trường thì Questra lại đang nhận về khá nhiều những đánh giá và cáo buộc lừa đảo từ cộng đồng tài chính. Vậy Questra là gì? Kênh đầu tư gọi vốn này có thật sự tốt và uy tín không? Questra có lừa đảo không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Questra là gì?

Questra hay Questra Holdings là một tập đoàn đa quốc gia. Chính thức tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam từ năm 2017. Điểm nổi bật của tập đoàn này chính là đưa ra mức lãi suất 7% theo tuần cho các nhà đầu tư gửi tiền vào. Mức lãi suất này được đánh giá là quá hấp dẫn tới mức bất thường. Theo như thông tin từ doanh nghiệp này, thì họ đã được cấp phép hoạt động từ các cơ quan tài chính và chính quyền tại Tây Ban Nha. Công ty này hoạt động dưới hình thức gọi vốn tài chính tại Việt Nam. Và trader Việt có thể nhận được một khoản lợi nhuận theo tuần từ 4% cho tới 7%. Ước tính lợi nhuận hàng năm có thể lên tới con số khủng là 300%.

Questra là một hệ thống tài chính
Questra là một hệ thống tài chính

Hiện tại, công ty này chưa có trụ sở hoạt động tại Việt Nam. Mọi giao dịch kỹ gửi tiền hay trả lãi suất đều là trực tuyến. Tuy vậy, sức hấp dẫn về lãi suất là quá lớn, nên đã có khá nhiều người tham gia vào hình thức đầu tư này của Questra. Chỉ tính riêng tại thị trường tài chính Việt Nam thì ước tính là trên 2000 người đã tham gia.

Xem thêm: Cộng đồng M5 có uy tín?

Làm sao để tham gia vào Questra?

Trước hết, nếu muốn được phép tham gia vào hệ thống đầu tư tài chính này. Thì nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra một khoản phí hợp đồng có giá 29,9 EUR, tương đương với gần 800 nghìn VNĐ. Phí này sẽ được hệ thống trực tiếp trừ vào tài khoản khi trader đăng kí tài khoản Questra thành công. Trader có thể đầu tư nhiều lần, nhưng mỗi lần đều phải có giá trị tối thiểu là 90 EUR. Và không có hạn mức tối đa cho các lần đầu tư. Trader có thể sử dụng nhiều hình thức thanh toán để nạp rút tiền. Như ví điện tử, bitcoin, thanh toán trực tuyến (PM), hoặc chuyển tiền qua OkPay.

Khá nhiều nhà đầu tư tham gia vào vì mức trả lãi cao và theo tuần. Đã có rất nhiều trường hợp càng lúc càng tăng tiền đầu tư. Để tìm cơ hội nhận được nhiều lãi suất hơn.

Vậy Questra có lừa đảo không?

Việc nhà đầu tư không cần làm gì, chỉ cần nạp tiền vào tài khoản của mình trên Questra. Thì ngay lập tức có lãi cao theo tuần chính là một dạng đầu tư cực kì bất thường. Không ai cho không ai bất cứ thứ gì, nhất là tiền bạc. Nhưng Questra lại đang cho cộng đồng thấy điều đó. Các ngân hàng tài chính uy tín hiện nay cũng không thể trả mức lãi suất tiền gửi cao tới mức như vậy. Cho nên việc này dẫn tới sự nghi ngờ từ những trader rằng Questra có lừa đảo không.

Questra được cảnh báo là lừa đảo
Questra được cảnh báo là lừa đảo

Giấy phép chưa rõ ràng

Nếu có ai hỏi tới các vấn đề cấp phép và pháp lý của hệ thống này. Thì đều sẽ nhận được câu trả lời là Questra cực kì uy tín tại thị trường Châu Âu. Chỉ cần mua thêm bảo hiểm là có thể yên tâm rót tiền vào mà nhận lãi theo tuần. Nhưng theo điều tra, thì tại châu Âu, cụ thể là Tây Ban Nha đều không hề có doanh nghiệp đăng kí giấy phép nào là Questra Holdings. Chỉ có một doanh nghiệp “Questra World” nhưng họ khẳng định không có bất cứ quan hệ gì với doanh nghiệp tài chính tên Questra Holdings.

Cơ quan tài chính châu Âu cũng là lên tiếng cảnh báo về hoạt động của hệ thống tài chính này. Cho rằng mức lãi suất là khó tin, cùng với các dấu hiệu hoạt động tài chính không hề đáng tin và thiếu tính minh bạch. Tại Tây Ban Nha, hiện có rất nhiều công ty “ma”, tương tự Questra được thành lập với hình thức như vậy để lừa đảo chiếm đoạt.

Có dấu hiệu đa cấp

Các chuyên gia tài chính nhận định rằng Questra đang hoạt động dưới hình thức đa cấp. Hay còn gọi là hình thức ponzi. Hoạt động của hình thức này là huy động tiền trực tiếp từ các nhà đầu tư. Và dùng tiền đó để trả lãi cho những nhà đầu tư đến trước. Nhà đầu tư nếu càng giới thiệu được nhiều người tham gia vào Questra hơn. Hay đầu tư vào hệ thống này càng nhiều tiền hơn. Thì lãi suất có thẻ nhận được lại càng cao hơn. Đặc biệt, hệ thống này sẽ dùng tài khoản ảo để seeding cho Questra. Tự có những lời review và khen ngợi có cánh cho hệ thống tài chính này. Nhằm có thể thu hút được nhiều người tin tưởng hơn và tham gia vào.

Khi đã có những khoản vốn đủ đầy thì Questra sẽ “dở trò” bằng cách website hoặc hệ thống ứng dụng sẽ bị sập hoặc bảo trì liên tục. Và tất nhiên, bộ máy đứng đầu hệ thống website hoặc hệ thống ứng dụng sẽ bị sập hoặc bảo trì liên miên. cũng cuỗm hết tiền và biến mất. Bên cạnh đó, nếu trader muốn rút tiền về giữa chừng thì bắt buộc phải mất phí. Và tất nhiên, quá trình này đều rất khóa khăn và gần như không thể rút ra được.

Hệ thống tài chính này hoạt động theo mô hình ponzi
Hệ thống tài chính này hoạt động theo mô hình ponzi

Xem thêm: MA20 là gì?

Các cảnh báo về Questra của Bỉ

Cơ quan Tài chính FSMA của Bỉ – Financial Services and Markets Authority đã đưa ra lời cnahr báo vào năm 2017. Cơ quan này nhận định về sự thiếu minh bạch và đầy rủi ro của hệ thống tài chính này. Tại Bỉ, Questra Holdings đã xuất hiện và chào mời nhà đầu tư. Tuy nhiên lại không tuân thủ những quy định tài chính tại Bỉ. Các chuyên gia tài chính Bỉ cũng nhận định, hệ thống tài chính này hoạt dộng theo mô hình tài chính phân cấp ponzi.

Lời kết

Có thể nhận thấy rằng, một hệ thống tài chính đầu tư nếu vượt trội hơn hẳn so với những mức quy định về lợi nhuận, lãi suất của toàn bộ thị trường thì cần phải cân nhắc xem xét thật kĩ. Questra Holdings là ví dụ điển hình cho việc này, một công ty tài chính nhưng lại có lãi suất gửi tiền quá cao. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều trader thiếu hiểu biết hoặc tham lợi nhuận mà đã mạnh tay chi tiền vào đầu tư. Để rồi bị thua lỗ, mất trắng tiền vào tay kẻ lừa đảo. Nếu trader vẫn còn thắc mắc Questra là gì, Questra có lừa đảo không, thì câu trả lời là có! Hãy từ bỏ ý định rót tiền vào kênh đầu tư này, và tìm cho mình một môi trường giao dịch tài chính uy tín hơn nhé!

Tổng hợp: nhamoigioi.net