Một nhà đầu tư có thể “chiến thắng” được trong thị trường đầu tư tài chính là người đoán được, nắm bắt được xu hướng giá trong tương lai. Để có thể làm được điều này, thì việc sử dụng các công cụ nghiên cứu và phân tích thị trường theo từng phương pháp giao dịch là rất quan trọng. Trong đó, phương pháp giao dịch và đầu tư theo hành động giá – Price Action được xem là một phong cách giao dịch mang lại hiệu quả tốt nhất cho nhà đầu tư và chuyên gia tài chính. Vậy cụ thể thì Price Action là gì? Phương pháp Price Action hoạt động như thế nào và chiến lược giao dịch ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Price Action toàn tập trong bài viết này!
Mục lục
Tìm hiểu Price Action là gì?
Price Action là gì? Hiểu đơn giản thì Price là giá, Action là hành động. Vậy Price Action là hành động giá – một phương pháp giao dịch cực kì phổ biến trong thị trường hiện nay. Với phương pháp này, trader sẽ dựa trên những biến động giá (hành vi của người mua và người bán) trên biểu đồ để phân tích, dự đoán xu hướng giá trong thời gian sắp tới. Nguyên lý của Price Action là gì? Chính là bản chất của thị trường, là mua và bán. Các hành vi phe mua và phe bán sẽ được phân tích. Từ đó tìm ra phe nào đang kiểm soát thị trường và xác định được xu hướng giá tương lai.
- Phe mua chiếm lĩnh thị trường – cầu lớn hơn cung: Giá có xu hướng tăng --> Là thời điểm tốt để vào lệnh MUA.
- Phe bán chiếm lĩnh thị trường – cầu nhỏ hơn cung: Giá có xu hướng giảm --> Là thời điểm tốt để vào lệnh BÁN.
Nếu giao dịch theo phương pháp này, thì trader sẽ thường dựa vào nến giá hay vùng giá đặc biệt như vùng kháng cự và hỗ trợ. Hoặc các mô hình nến, mô hình giá để phân tích tốt hơn. Các công cộ phân tích khác hay chỉ bảo kỹ thuật sẽ không được sử dụng tới.
Ưu điểm của Price Action là gì?
Price Action toàn tập sẽ giúp trader nắm được đầy đủ thông tin – kiến thức về một phương pháp giao dịch theo giá. Trong đó, những ưu điểm của phương pháp này so với các phương pháp khác cũng khá rõ nét.
- Đơn giản: Price Action giúp đơn giản hóa quá trình phân tích và giao dịch. Dựa vào mẫu hình nến, nến đơn trên biểu đồ giá để phân tích. Từ đó đưa ra những quyết định giao dịch. Trader không phải nạp quá nhiều thông tin và kiến thức về các chỉ báo và công cụ phân tích khác.
- Dễ dàng tiếp cận: Trader có thể tiếp cận Price Action thông qua những cây nến. Các tín hiệu từ 1 hay nhiều cây nến sẽ cho ra những hiệu quả nhất định với việc phân tích xu hướng giá thị trường. Vậy nên bất cứ trader nào cũng dễ dàng tiếp cận.
- Không có độ trễ như chỉ báo: Price Action ghi nhận động thái thị trường và sẽ phản ứng ngay lập tức. Trader có thể nắm bắt tình hình giá nhanh nhất để quyết định giao dịch kịp thời.
- Giúp trader tư duy nhiều hơn: Phương pháp này dựa vào các mô hình giá, nến giá trên biểu đồ. Đòi hỏi trader phải chủ động phân tích và tư duy về thị trường nhiều hơn. Tăng khả năng quan sát, phân tích, đánh giá thị trường.
Xem thêm: Chỉ số DJ Future là gì?
Nhược điểm của Price Action
Nắm được nhược điểm Price Action là gì sẽ giúp trader hạn chế những sai sót khi phân tích và giao dịch. Từ đó có thể học được cách ứng dụng Price Action toàn tập hiệu quả hơn.
- Tính chất chủ quan của phương pháp: Mỗi trader khi phân tích các vùng giá, nhận định mẫu nến và mô hình giá đều theo cách riêng hoặc cảm tính khác nhau. Chính vì vậy sẽ dẫn tới cách thức giao dịch hay cắt lỗ, chốt lời sẽ khác nhau.
- Có nhiều hạn chế và không hoàn hảo: Bất cứ phương pháp giao dịch nào cũng chỉ mang tính chất tương đối. Chính vì vậy Price Action cũng chẳng phải là cách giao dịch hoàn hảo. Thị trường luôn có những biến số bất ngờ không lường trước được. Nên sẽ có nhiều thời điểm trader không xác định được hướng giá.
- Không thể tự động hóa giao dịch: Phân tích theo biến động giá thị trường trên biểu đồ nên việc cài đặt ẵn giao dịch là bất cả thi. Bắt buộc trader phải tự động giao dịch chứ rất khó thông qua robot để vào lệnh.
- Tốn nhiều thời gian: Trader sẽ phải theo dõi sát sao và thường xuyên giá thị trường. Việc này sẽ làm tốn kém rất nhiều thời gian. Cũng là bất lợi của trader mới tham gia thị trường Forex hoặc giao dịch bán thời gian.
Công cụ phân tích của Price Action là gì?
Hiện tại, Price Action toàn tập sử dụng 3 công cụ phân tích chủ yếu là mẫu hình nến, vùng hỗ trợ và kháng cự và mô hình giá.
- Nến đơn: Thông tin của một cây nến bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất của phiên giao dịch. Hành vi của phe mua và phe bán sẽ được thể hiện qua phần râu nến và thân nến. Màu sắc nến cho biết xu hướng giao dịch của phiên. Lực bán mạnh và lực mua yếu thì râu nến dài và ngược lại. Thân nến cho biết mức độ kiểm soát thị trường phe mua bán. Độ dài nến là sự biến động giá của phiên giao dịch.
- Hỗ trợ và kháng cự: Là khu vực kỳ vọng giá, điểm vào lệnh tốt nhất sẽ nằm ở đây. Trader nên vào lệnh MUA khi giá đi xuống và đảo chiều khi gặp vùng hỗ trợ.Vào lệnh BÁN khi giá đi lên và đảo chiều khi gặp vùng kháng cự.
- Mẫu hình nến: Các mẫu hình nến quan trọng là nến cơ bản, nến đảo chiều tăng – giảm, nến tiếp diễn. Chúng chung cấp thông tin về hành vi giá, tâm lý thị trường.
- Mô hình giá: Giúp trader xác định diễn biến phe mua – bán trong giai đoạn hình thành mô hình và cả tương lai. Các mô hình giá phổ biến là mô hình vai đầu vai, cốc và tay cầm, cái nêm, cờ đuôi nheo, hình tam giác, 2 đỉnh – 2 đáy, 3 đỉnh – 3 đáy, …
Chiến lược giao dịch với phương pháp Price Action
Price Action toàn tập là phương pháp giao dịch hiệu quả trong thị trường đầu tư tài chính. Các chiến lược giao dịch với nó chính là mấu chốt để giúp trader tìm thấy cơ hội lợi nhuận. Vậy những chiến lược hiệu quả để giao dịch với Price Action là gì?
Chiến lược Breakout – Price Action là gì?
Chiến lược này nghĩa là khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Thì giá sẽ tiếp tục di chuyển bứt phá trong tương lai. Cách để giao dịch như sau:
- Bước 1: Quan sát biểu đồ giá -> Xác định các vùng hỗ trợ, kháng cự.
- Bước 2: Chờ giá break-out khỏi vùng hỗ trợ/hỗ trợ thì vào lệnh. Khi giá break-out khỏi vùng kháng cự và đi lên thì có thể vào lệnh MUA. Khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ mạnh và đi xuống thì có thể vào lệnh BÁN.
- Bước 3: Đặt lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến bứt phá khỏi hỗ trợ/kháng cự. Điểm cắt lỗ là điểm dưới đường kháng cự vài pip hoặc đáy gần nhất đối với lệnh Mua. Và trên vùng hỗ trợ một vài pip hoặc tại đỉnh gần nhất với lệnh Bán. Chốt lời tại điểm cách điểm đặt lệnh bằng đúng khoảng cách giữa hỗ trợ và kháng cự.
Chiến lược Retest
Đây là chiến lược an toàn hơn khi giao dịch Break-out. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định các vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng.
- Bước 2: Chờ giá phá vỡ vùng kháng cự, hỗ trợ sau đó quay lại Retest vùng phá vỡ --> Vào lệnh. Lệnh MUA khi giá phá vỡ vùng kháng cự -> sau đó quay lại chạm vào vùng kháng cự và có sự xác nhận của nển xanh. Lệnh BÁN khi giá phá vỡ đường hỗ trợ, sau đó quay lại retest vùng hỗ trợ và có sự xác nhận của cây nến giảm.
- Bước 3: Đặt cắt lỗ tại đáy gần nhất đối với lệnh Buy và đỉnh gần nhất đối với lệnh Sell. Điểm chốt lời tại điểm cách điểm vào lệnh bằng khoảng cách từ hỗ trợ đến kháng cự hoặc theo tỷ lệ R:R mong muốn.
Giao dịch với mô hình giá
Mô hình giá có rất nhiều loại nhưng được chia thành mô hình giá đảo chiều và mô hình giá tiếp diễn. Dựa vào tín hiệu này trader có thể dễ dàng tìm kiếm điểm vào lệnh. Quy trình như sau:
- Bước 1: Quan sát biểu đồ và xác định mô hình giá
- Bước 2: Phân loại mẫu hình giá đó là đảo chiều hay tiếp diễn
- Bước 3: Quan sát hành động giá và chờ đợi giá Breakout khỏi mô hình để vào lệnh. Tùy từng mô hình giá mà trader sẽ có chiến lược vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời khác nhau.
Kết luận
Price Action là một phương pháp giao dịch theo hành động giá rất dễ tiếp cận. Mọi nhà đầu tư từ mới cho tới chuyên nghiệp đều có thể tìm thấy cơ hội lợi nhuận khi đầu tư tài chính theo phương pháp này. Tuy nhiên phải thật cẩn trọng và chuẩn bị tốt để có thể áp dụng Price Action tốt nhất vào các chiến lược giao dịch của mình. Bắt đầu từ việc bổ sung, trau dồi những kiến thức về Price Action là gì, Price Action toàn tập. Hiểu được ý nghĩa của từng cây nến, từng mẫu hình, từng biến giá của thị trường. Hãy cố gắng luyện tập giao dịch bằng phương pháp Price Action mỗi ngày để trau dồi kĩ năng và kinh nghiệm. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Sử dụng VN TradingView như thế nào?
Tổng hợp: nhamoigioi.net