Phương pháp VSA là gì? VSA có vai trò khi trong phân tích đầu tư?

Thông qua chỉ báo, trader có thể tới gần hơn, nắm rõ giao động trong thị trường đầu tư hơn bằng phân tích kỹ thuật hoặc cơ bản. Có những phương pháp hay mô hình phân tích là khá đơn giản và dễ sử dụng đối với trader dù có kinh nghiệm hay không. Nhưng cũng có những phương pháp chỉ nên được các trader dày dặn kinh nghiệm hoặc chuyên gia phân tích kỹ thuật. Bởi lượng kiến thức và yêu cầu cao khiến chúng rất khó để tiếp cận. Có thể kể đến phương pháp phân tích khối lượng chênh lệch giá VSA. Phương pháp VSA giúp trader “đọc hiểu” thị trường theo một cách rất riêng nhưng lại hiệu quả cao. Xu hướng thị trường có thể là kết quả cuối cùng của phương pháp này.

Vậy phương pháp VSA là gì và nó có đặc điểm hoạt động như thế nào trong thị trường đầu tư? Phương pháp phân tích này sẽ có hiệu quả như mô hình 2 đỉnh, mô hình nến Nhật hay không?

Volume Spread Analysis – Phương pháp VSA là gì?

VSA là phương pháp phân tích khối lượng, biến động tạo nên sự chênh lệch của giá dựa vào các thống kê số liệu về thị trường cung và cầu. Sau đó có thể xác định được hướng đi của thị trường trong tương lai gần. Phương pháp này sẽ sử dụng 2 công cụ chính là khối lượng và đồ thị giá để phân tích. Nguyên lí hoạt động của phương pháp VSA chứng khoán và Forex là dựa vào chênh lệch cung cầu. Chính là hệ quả của các trader hay những ông lớn đứng đầu chuỗi kinh tế. Họ mua bán hay đầu tư giao dịch,… đều tác động tới cung cầu. Cũng có thể gọi họ là nhà khai thác chuyên nghiệp hoặc smart money.

Biểu đồ giá sẽ thể hiện rõ ràng nhất những biến động do những ông lớn tác động tới cung cầu. VSA sẽ phân tích và xác định xu hướng thông qua biến động của các biến số là:

  • Volume: Tổng khối lượng giao dịch của thanh giá hoặc phiên giao dịch.
  • Spread: Phạm vi giao dịch của phiên hoặc mức chênh lệch của giá.
  • Close: Giá chốt phiên giao dịch.
VSA là phương pháp phân tích khối lượng, biến động tạo nên sự chênh lệch của giá
VSA là phương pháp phân tích khối lượng, biến động tạo nên sự chênh lệch của giá

Nguyên lý hoạt động của phương pháp VSA

Khối lượng tạo các mối liên hệ với biên độ giá dựa vào nến trên biểu đồ sẽ là cơ sở vận hành của VSA. Bởi theo phương pháp này thì trong mỗi phiên giao dịch cần có sự phối hợp hài hòa giữa khối lượng và biên độ. Với một biểu đồ nến có sự trái ngược giữa khối lượng và thân nến thì chứng tỏ cung cầu đang mất cân đối. Kết quả của VSA sẽ chứng minh rằng giá giảm là cung mất cân đối và giá tăng là do cầu mất cân đối. Chỉ khi người mua nhiều hơn những gì có bán thì thị trường mới có xu hướng tăng.  Phương pháp phân tích này cũng chỉ ra ứng dụng của nó với thị trường đầu tư đó là:

  • Sign of Strength: Dấu hiệu điểm mạnh thường xuất hiện trong điều kiện ngay sau một xu hướng giảm thì nguồn cung chạm đáy. Nhu cầu mua tăng lên sẽ làm mất cân bằng thị trường khiến giá sẽ bị đẩy lên cao.
  • Sign of Weak: Dấu hiệu điểm yếu sẽ xuất hiện trong điều kiện sau xu hướng tăng thì lượng cầu về 0. Người bán quá nhiều nhưng không có người mua khiến mất cân đối thị trường. Giá sản phẩm sẽ giảm mạnh trong lương tai để thu hút người mua.

Phương pháp VSA có thể loại bỏ những sự chủ quan của thị trường; không bị bất cứ tác nhân nào thao túng hoạt động; giúp tìm ra nguyên nhân của sự biến động chênh lệch cung cầu trong thị trường. Đây được xem là phương pháp phân tích kỹ thuật tối ưu và hiệu quả vượt trội hơn nhiều phương pháp khác.

Thành phần quan trọng của phương pháp VSA

Các thành phần sẽ là những điều kiện cần và đủ để tạo nên sự hoàn chỉnh của phương pháp phân tích VSA. Bao gồm 3 thành phần quan trọng chính là khối lượng, chênh lệch giá và giá đóng cửa.

Khối lượng giao dịch – Volume

Khối lượng giao dịch trong phân tích VSA
Khối lượng giao dịch trong phân tích VSA

Không ít trader không quá chú trọng tới thành phần này trong một giao dịch. Bởi lẽ khối lượng sẽ được tích hợp trong biên động giá một số các indicators. Tuy có vẻ tiện dụng và toàn vẹn nhưng lại tồn tại khá nhiều hạn chế. Thường thì indicator có thể chỉ ra xu hướng giá tăng hay giảm theo sự biến động của khối lượng. Nhưng không có nghĩa là không xảy ra ngoại lệ. Nghĩa là sẽ còn nhiều yếu tố gây biến động trên biểu đồ giá. Trader cần nắm rõ 2 mức khối lượng khi dùng phương pháp phân tích này:

  • Khối lượng cao hơn trung bình: Thấp hơn mức đỉnh trước và cao hơn mức trung bình. Đường MA cụ thể là đường MA20 là mức trung bình của khối lượng trong giao dịch.
  • Khối lượng siêu cao: Trong thời gian theo dõi là phân tích biểu đồ thì đây là điểm cao nhất.

Chênh lệch giá Spread

Chênh lệch giá được tính bằng chênh lệch giữa giá mở cửa và giá tại thời điểm đóng cửa. Đây được xem là phạm vi của sự biến động về giá trên biểu đồ của 1 phiên giao dịch. Cũng chính là độ dài của thân nến trên biểu đồ nến.

Giá đóng cửa

Đây chính là thành phần quan trọng bậc nhất của phân tích kỹ thuật VSA. Trên biểu đồ nến thì mốc giá này có thể ở tại bất kì đâu trên biểu đồ.

Xác định giai đoạn của thị trường theo phương pháp VSA

Để dễ dàng phân tích và quản lý, thị trường sẽ được chia thành các giai đoạn phù hợp. Nhất là trong phương pháp VSA chứng khoán hay đầu tư Forex. VSA sẽ là công cụ giúp trader xác định được từng giai đoạn để có những hướng đi đúng đắn nhất:

Quá trình phân tích VSA có nhiều giai đoạn
Quá trình phân tích VSA có nhiều giai đoạn
  • Tích luỹ: Khi thị trường đang có dấu hiệu giảm giá trước đó do cung lớn hơn cầu. Sau đó cung cạn và thị trường thiết lập lại được sự cân bằng. Tái tích lũy sẽ được thị trường xúc tiến diễn ra trong xu hướng tăng.
  • Giá lên: Đây là giai đoạn xuất hiện sau tích lũy và tái tích lũy, khi mà cung ít hơn cầu.
  • Phân phối: Khi thị trường đang có dấu hiệu tăng giá trước đó do cung nhỏ hơn cầu. Sau đó cầu cạn và thị trường thiết lập lại được sự cân bằng. Tái phân phối sẽ được thị trường xúc tiến diễn ra trong xu hướng giảm.
  • Giá xuống: Đây là giai đoạn xuất hiện sau phân phối và tái phân phối, khi mà cung nhiều hơn cầu.

Kết luận

Trader có thể phân tích được ra những nguyên nhân khiến giá thị trường biến động nhờ vào phương pháp VSA. Phương pháp này có thể giúp trader kiểm soát và điều phối thị trường nhờ vào giám sát hoạt dộng của Pro trader. Đây được xem là phương pháp phân tích biến động thị trường hàng đầu với các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm thực chiến. VSA không phải là phương pháp chủ quan trong phân tích thị trường mà giúp thị trường tìm được lí do xảy ra sự chênh lệch khối lượng giá. Giúp truy vết nguyên nhân đằng sau của việc thao túng dòng tiền. Phương pháp VSA là rất hiệu quả với một trader, những để sử dụng thì cần phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức để hiểu phương pháp VSA là gì và nguyên lí hoạt động của nó.

Xem thêm: Phương pháp phân tích kỹ thuật Wyckoff

Cập nhật tổng hợp: nhamoigioi.net

2 thoughts on “Phương pháp VSA là gì? VSA có vai trò khi trong phân tích đầu tư?

  1. Pingback: Phương pháp VSA là gì? VSA có vai trò khi trong phân tích đầu tư? – Titre du site

  2. Pingback: Phương pháp VSA là gì? VSA...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *