Chỉ số Dow Jones: Khái niệm và vai trò trong chứng khoán

Dow Jones là một trong số những chỉ số chứng khoán có ý nghĩa hàng đầu với những ai luôn quan tâm tới thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Không chỉ là chỉ số ý nghĩa mà còn có tầm ảnh hưởng và sự phổ biến rất lớn với những nhà đầu tư chứng khoán. Đây là chỉ số sức khỏe của nền chứng khoán Mỹ, là sự phản ảnh về mức độ ảnh hưởng của các sự kiện chính trị, kinh tế lớn tới giới đầu tư chứng khoán. Chỉ số DJ chính là lựa chọn hàng đầu chỉ xếp sau cổ phiếu Blue chip khi trader lựa chọn quan tâm về chứng khoán Mỹ. Rốt cuộc thì chỉ số Dow Jones là gì? Chỉ số Dow Jones Futures có những đặc điểm và sức ảnh hưởng như thế nào trên đầu tư chứng khoán?

Khái niệm chỉ số Dow Jones là gì

Chỉ số Dow Jones – Hay lý thuyết Dow là gì chỉ số DJ hay chỉ số Dow Jones Futures có tên đầy đủ là Dow Jones Industrial Average (DJIA) Index. Hay nhiều tài liệu cũng thường gọi chỉ số này với các tên là chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones. Chỉ số này có vai trò cực kì trọng yếu với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Cách xác định được chỉ số này chính là sử dụng mức đóng cửa của một list bao gồm 30 mã cổ phiếu blue chip được niêm yết trên Sàn chứng khoán New York và Nasdaq. Các lĩnh vực của những mã chứng khoán này là tài chính, công nghệ, giải trí, tiêu dùng,… Trên thị trường, chỉ số này thường được kí hiệu là DJIA, Dow 30, DJ30,…

Được biết, danh sách 30 cổ phiếu Bluechip đó cũng không cố định. Nghĩa là có thể thay đổi, với những mã cổ phiếu không còn đáp ứng được những tiêu chuẩn đã được đặt ra thì sẽ bị đào thải khỏi danh sách này. Thay vào đó là những mã cổ phiếu tốt hơn và phù hợp tiêu chuẩn hơn. General Electric là công ty duy nhất chưa bao giờ rời khỏi danh sách này từ trước tới nay. Tiêu chí để có thể trở thành một trong 30 mã cổ phiếu Blue chip là danh tiếng của công ty, mức độ tăng trưởng, mức độ được trader quan tâm đến. Các biên tập viên của báo The Wall Street Journal là những người trực tiếp chọn lựa danh sách này.

"<yoastmark

Phân loại chỉ số Dow Jones

Hiện nay, chỉ số DJ được chia thành 4 loại chính. Mỗi loại đều có những giá trị và vai trò quan trọng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số DJ vận tải (Dow Jones Transportation Average – DJTA): đây chính là chỉ số chứng khoán đã được nhắc đến trong phần lịch sử Dow Jones. Chỉ số này hiện nay được tính từ danh sách 20 mã cổ phiếu lĩnh vực đường sắt, hàng không và đường thủy, đồng thời được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Hiện tại Dow Jones vận tải đã được sáp nhập vào chỉ số Dow Jones hỗn hợp tuy nhiên các công ty đường sắt tại Mỹ vẫn thực hiện tính toán chỉ số này để đánh giá được thực trạng trong nội bộ ngành. Đối với các nhà đầu tư muốn đầu tư chỉ số này cũng không khó, bởi các sàn forex hiện nay vẫn đưa DJTA vào danh mục các chỉ số được giao dịch trên thị trường.
  • Chỉ số DJ dịch vụ công cộng (Dow Jones Utility Average – DJUA): đây là chỉ số cấu thành bởi 15 công ty lớn mạnh nhất thuộc lĩnh vực khí đốt và điện ở Mỹ. Tháng 1 năm 1929 là lần đầu tiên DJUA được công bố trên tờ The Wall Street Journal.
  • Chỉ số DJ hỗn hợp: Đây là chỉ số chung cho 65 mã cổ phiếu tổng hợp từ 3 loại chỉ số DJIA, DJTA và DJUA nói trên.

Trong số này, DJIA có sự phổ biến nhất tại thị trường chứng khoán Mỹ. Cũng được xem là thước đo của các hoạt động chứng khoán tại đây.

Ý nghĩa của chỉ số Dow Jones là gì? Lý thuyết Dow là gì?

  • 30 mã cổ phiếu Blue chip là bao gồm 30 mã cổ phiếu của 30 công ty hàng đầu của Mỹ. Chính vì vậy, chỉ số Dow Jones là thước đo, đo đạc sức khỏe của thị trường chúng khoán Hoa Kỳ. Bao gồm các tiêu chuẩn về sức ảnh hưởng, tiềm năng phát triển và mức độ quan tâm.
  • Phản ánh một phần tiêm lực của nền kinh tế Mỹ. Bởi 20 mã cổ phiếu đến từ những công ty đứng đầu về nhiều ngành nghề quan trọng và nòng cốt. Như công nghệ, thương mại, giải trí, bán lẻ, hàng tiêu dùng,…
  • Chỉ số này có phản ứng mạnh mẽ với những tiêu chí về kinh tế, chính trị. Như là chiến tranh, thiên tai, chính sách và các chỉ số kinh tế. Bởi chỉ cần một sự biến động của một hay nhiều điều kiện đó. Dù là nhỏ đi chăng nữa. Thì cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số này.
  • Chỉ số Dow Jones Futures sẽ có sự liên kết và tác động qua lại với kinh tế và chính trị của Mỹ. Và sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chứng khoán tào cầu. Bởi hiện nya, Mỹ đang là cường quốc chính trị, kinh tế hàng đầu thế giới.
  • Sự biến động giá trị của chỉ số này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán. Khiến xu hướng chung trong hành vi của họ đối với không chỉ thị trường chứng khoán mà cả thị trường forex.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Dow Jones Futures

Kinh tế và chính trị Hoa Kỳ ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số DJ
Kinh tế và chính trị Hoa Kỳ ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số DJ

Khi tiến hành giao dịch với chỉ số Dow Jones Future. Nhà đầu tư phải chắc chắn rằng mình đã lường trước được các trường hợp có thể xảy ra. Muốn thế, hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng này là điều nhà đầu tư cần làm.  Theo các chuyên gia, hiện nay có 5 yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến chỉ số này:

  • Dữ liệu về nền kinh tế Hoa Kỳ: Sự tích cực hay tiêu cực của dữ liệu sẽ khiến chỉ số Dow Jones tăng hay giảm.
  • Chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang: Những chính sách nới lỏng nhằm khuyến khích kinh tế sẽ tác động tích cực đến chỉ số này. Ngược lại, nền kinh tế không được thúc đẩy phát triển sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực với chỉ số.
  • Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế quốc nội, quốc tế: Nếu nền chính trị và kinh tế của Mỹ có mối quan hệ ổn định, chỉ số DJ dễ tăng. Điều này cũng xảy ra tương tự khi mối quan hệ quốc tế được duy trì. Tạo đà tăng trưởng cho chỉ số. Nếu có căng thẳng xảy ra giữa các bên. Dow Jones có thể bị tác động và giảm.
  • Giá của đồng Đô la Mỹ: Theo các dữ liệu thực tế cho thấy, giá USD rẻ thìDow Jones sẽ tăng.
  • Báo cáo hoạt động của 30 công ty đại chúng vốn hóa lớn: Hoạt động kinh doanh của các công ty càng tích cực, phát triển. Thì Dow Jones sẽ có động lực tăng và ngược lại.

Cách thức hoạt động chỉ số DJ

Bản chất của chỉ số Dow Jones Futures là hợp đồng tương lai. Vì thế mà cách thức vận hành của nó cũng tương tự. Nhà đầu tư tham gia vào thỏa thuận này với tư cách là bên bán hoặc bên mua. Xuất phát từ kỳ vọng nhận được lợi nhuận nhờ chênh lệch giá cổ phiếu. Cụ thể, nếu nhà đầu tư nhận thấy các dấu hiệu và dự đoán giá của cổ phiếu. Có thể giảm trong vòng 2 tháng tới, nhà đầu tư có thể ký hợp đồng bán. Ngược lại, nếu nhà đầu tư nghiên cứu. Đồng thời kỳ vọng giá cổ phiếu tăng trong 2 tháng tới thì có thể ký hợp đồng mua. Đến thời điểm đó, dựa vào mức chênh lệch mà nhà đầu tư có thể thu lời. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bị lỗ.

Thời gian giao dịch hợp đồng tương lai

Hiện tại, theo quy định của các sàn chứng khoán thì hợp đồng tương lai của chỉ số Dow Jones có thể thực hiện 6 ngày mỗi tuần. Thời gian sẽ được tính từ Chủ nhật đến Thứ 6, giao dịch xuyên suốt một ngày. Thời điểm mà chỉ số này có thể bắt đầu được giao dịch là 8:30 sáng. Sau đó kéo dài đến 15:00. Trong khoảng thời gian từ 15:15 đến 15:30 thì giao dịch được tạm ngừng. Từ 15:30 trở đi thì giao dịch được tiếp tục thực hiện đến 16:15. Sau đó lại tạm ngừng và mở lại vào lúc 17:00 kéo dài đến 8:30 sáng.

Thực chất, phiên giao dịch của chỉ số Dow Jones trên danh nghĩa là từ 8:30 sáng. Tuy nhiên, sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa. Thì chỉ số vẫn có thể tiếp tục được giao dịch ngoài giờ làm việc. Vì vậy, xuyên suốt 6 ngày trong tuần. Nhà đầu tư cần chú ý để tiến hành việc mua bán sao cho có lợi nhất. Một dữ liệu mới được công bố cũng làm ảnh hưởng đến giá của chỉ số.

Cách giao dịch theo Dow Jones

Cách thức đầu tư hợp đồng chỉ số chứng khoán phái sinh của chỉ số này cụ thể như sau:

"Giao

  • Mở tài khoản giao dịch: Nhà đầu tư thông qua đơn vị môi giới mở dịch vụ. Cho phép giao dịch chỉ số Dow Jones với một khoản phí. Nhà đầu tư cũng cần nộp tiền đặt cọc vào tài khoản để tiến hành giao dịch.
  • Lựa chọn chiến lược: Nhà đầu tư nghiên cứu thị trường. Trải nghiệm ứng dụng đầu tư của bên cung cấp. Từ hai yếu tố này đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp với vị thế của mình trong hợp đồng.
  • Ký quỹ: Khi đã mở vị thế mua hay bán trong hợp đồng. Nhà đầu tư phải ký quỹ ban đầu và quỹ duy trì theo mức quy định. Nếu không sẽ bị bắt buộc bán vị thế hợp đồng của mình.
  • Đóng vị thế: Nếu muốn đóng vị thế hợp đồng hiện tại. Nhà đầu tư thực hiện lệnh đối lập với vị thế này theo quy định. Chẳng hạn, nhà đầu tư chọn bán 10 hợp đồng micro E-mini. Thì cần mua 10 hợp đồng micro E-mini cùng ngày tới hạn để đóng vị thế.

Tổng kết

Rõ ràng rằng vai trò của chỉ số Dow Jones với thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và với chứng khoán toàn cầu nói chung là vô cùng quan trọng. Giúp các nhà đầu tư hay những người quan tâm tới chứng khoán đều có thể nhìn được phần nào sức khỏe hiện tại của thị trường chứng khoán. Để từ đó có thể đưa ra những quyết định, những chiến lược đầu tư phù hợp và hiệu quả. Quan trọng là trader phải nắm bắt được những kiến thức cơ bản, hiểu rõ được chỉ số Dow Jones là gì, lý thuyết Dow là gì và những đặc điểm giao dịch của chỉ số này, phân tích và chọn thông tin từ nó để có thể chuẩn bị cho mình những bước giao dịch thành công, an toàn và nhiều cơ hội lợi nhuận nhất.

Cập nhật: nhamoigioi.net

2 thoughts on “Chỉ số Dow Jones: Khái niệm và vai trò trong chứng khoán

  1. Pingback: Chỉ số Dow Jones: Khái niệm và va...

  2. Pingback: Chỉ số Dow Jones: Khái niệm và vai trò trong chứng khoán – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *